Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 42 - 45)

- Nghiên cứu đặc điểm lớp cây tái sinh sau khoanh nuôi năm 2010

11 – 19 (cm), ở các cấp kính cao hơn thì số cây tương ứng giảm dần

4.5.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh

Tổ thành tầng cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong lâm phần, nó sẽ là tổ thành của tầng cây cao trong tương lai nếu như điều kiện sống thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Từ kết quả

nghiên cứu về tổ thành cây tái sinh có thể dự đoán và đánh giá được tình hình của lớp cây cao trong tương lai, từ đó có thể đưa ra các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm điều chỉnh tổ thành một cách hợp lý theo hướng có lợi nhất cho mục đích kinh doanh rừng sau này.

Kết quả xử lý, tính toán số liệu thu thập được trên các ODB xác định được số loài cây tham gia vào công thức tổ thành và công thức tổ thành của lớp cây tái sinh cho từng trạng thái như sau:

Biểu 4.10 Một số đặc điểm của lớp cây tái sinh.

TT rừng OTC N/OTC

(cây)

N/ha

(cây) m(loài)

Số loài tham gia vào công thức tổ thành IIa 0102 8466 67205280 1518 76 03 75 6000 17 7 IIIA1 04 72 5760 15 6 05 73 5840 16 6 06 69 5520 15 5

Biểu 4.11 Công thức tổ thành của tầng cây tái sinh

Trong đó:

Lx - Lim xanh Tr - Trẩu Ct - Chẹo tía Gi - Giổi Ng - Ngát Va -Vàng anh

Sd - Sao đen De - Dẻ gai Ng - Ngát Tt -Trám trắng Rh - Re hương So - Sồi phảng

Co - Côm tầng Kh - Kháo Xo - Xoan Thau - Thẩu tấu Ss – Sau sau Lk - Loài khác

Trạng thái

rừng OTC N/ha(cây) Công thức tổ thành

IIa

01 6720 1,31 Lx + 1,19Tr + 1,07Ct + 1,07Gi + 0,95Ng + 0,83Va + 0,71Sd + 2,86Lk (15 loài)

02 5280 0,76De + 0,76Ct + 0,76Ng + 0,61Ss + 0,61Sd + 0,61Thau + 5,91Lk (18 loài)

03 6000 1,47Rh + 1,2Thau + 1,07Ng + 0,93Lx + 0,8De + 0,8Gi + 3,73Lk (17 loài)

IIIA1 04 5760 1,67De + 1,25Lx + 0,97Tt + 0,83Ng + 0,83Tr + 0,69Rh+ 3,75Lk (15 loài)

05 5840 1,64De + 1,09So + 0,95Co + 0,82Ct + 0,82Kh +0,68 Ng + 3,97Lk (16 loài)

Công thức tổ thành cây tái sinh ở hai trạng thái rừng có sự kế thừa tổ thành của tầng cây cao, với các loài chủ yếu là: Lim xanh, Dẻ, Ngát, Trẩu, Thẩu tấu chiếm ưu thế trong tổ thành cây tái sinh. Trạng thái IIa có nhiều loài cây tham gia vào công thức tổ thành hơn trạng thái IIIA1 (trong 3 OTC nghiên cứu của trạng thái IIa, OTC có số loài lớn nhất tham gia vào công thức tổ thành là 7, OTC nhỏ nhất là 6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Trong 3 OTC nghiên cứu của trạng thái IIIA1, OTC có số loài lớn nhất tham gia vào công thức tổ thành là 6, OTC có ít loài tham gia vào công thức tổ thành nhất là 5 loài).

Nguyên nhân là do trạng thái IIa có cấu trúc tầng cây cao chưa ổn định, lại chịu ảnh hưởng của các biện pháp tỉa thưa, nên trong rừng có nhiều khoảng trống, ánh sáng nhiều ở trong tán rừng, tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh phát triển, đặc biệt là loài cây ưa sáng.

Biến động về số lượng loài cây tái sinh có mặt trong 2 trạng thái là không lớn gồm 6 loài là: Lim xanh, Trẩu, Ngát, Dẻ gai, Chẹo tía, Re hương và số lượng loài tham gia là tương đối đồng đều (ở trạng thái IIa lớn nhất có 18 loài, nhỏ nhất có 15 loài. Ở trạng thái IIIA1 lớn nhất có 16 loài, nhỏ nhất có 15 loài.

Đáng chú ý ở hai trạng thái là: Hệ số tổ thành của các loài cây tái sinh có giá trị như: Dẻ, Lim xanh, Trám…cao hơn so với hệ số tổ thành của các loài này ở tầng cây cao. Điều này cho thấy, tổ thành cây tái sinh có sự cải thiện tốt sau thời gian khoanh nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w