.Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 33 - 37)

- Nghiên cứu đặc điểm lớp cây tái sinh sau khoanh nuôi năm 2010

430 – 520 cây/ha

4.4.1 .Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Tổ thành của lâm phần là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong lâm phần, là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng biểu thị tỷ trọng của một loài hay một nhóm loài cây nào đó chiếm trong lâm phần. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính ổn định, tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, nó phản ánh năng lực bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái. Cấu trúc tổ thành là cơ sở để định hướng cho các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng.

Qua điều tra, tính toán số liệu thu được kết quả công thức tổ thành cho hai trạng thái rừng đã nghiên cứu ở năm 2007 và năm 2010 được trình bày trong biểu 4.5

* Cấu trúc tổ thành tầng cây cao của trạng thái IIa

Chỉ tiêu Trạng thái rừng H tính toán χ2 05(k=2) tra bảng

Kiểm tra giả thuyết

D1,3 (cm) IIa 0,35 5,99 H0+

IIIA1 0,39 5,99 Ho+

Hvn (cm) IIa 1,54 5,99 Ho+

Biểu 4.5 Công thức tổ thành và mật độ của trạng thái rừng IIa năm 2007 và năm 2010

Stt Loài cây Ni (cây) N% Gi(m2) G% IV%

2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010

1 Dẻ Dẻ 17 23 14,28 16,31 0,18 0,28 15,83 16,61 15.06 16,46

2 Ngát Ngát 15 16 12,60 11,34 0,15 0,21 12,71 12,22 12,66 11,79

3 Lim xanh Lim xanh 11 13 9,24 9,22 0,1 0,13 8,36 7,60 8,80 8,41

4 Trám trắng Sau sau 10 10 8,40 7,09 0,09 0,15 8,07 8,44 8,23 7.76 5 Sau sau Trám trắng 9 11 7,56 7,80 0,11 0,14 8,97 7,85 8,27 7.83 6 Trám đen Trám đen 6 8 5,04 5,67 0,06 0,10 5,42 5,92 5,23 5,79 7 Loài khác Trẩu 45 8 37,81 5,67 0,43 0,086 36,15 5 36,98 5,34 8 Loài khác 52 36,88 0,62 36,33 36,61 Tổng 119 141 100 100 1,18 1,72 100 100 100 100

Như vậy, qua biểu 4.5 cho thấy:

Công thức tổ thành tính theo số cây năm 2007 như sau:

1,43De + 1,26Ng + 0,92Lx + 0,84Tt + 0,75Ss + 0,50Td + 3,78Lk (22 loài) Công thức tổ thành tính theo số cây năm 2010 như sau:

1,63De + 1,13Ng + 0,92Lx + 0,78Tt+ 0,71Ss + 0,56Td + 0,57Tr + 3,69Lk (22 loài)

Trong đó:

De - Dẻ Ng - Ngát Lx - Lim xanh Ss - Sau sau Tt - Trám trắng Td - Trám đen Tr - Trẩu Lk - Loài khác

Ở trạng thái rừng IIa giai đoạn năm 2010 có sự thay đổi về thành phần và số lượng loài cây, có thêm sự tham gia của loài Trẩu vào công thức tổ thành của trạng thái.

Đa số loài cây chủ yếu ở trạng thái IIa là những loài cây ưu sáng. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm chung của trạng thái rừng IIa theo hệ thống phân loại của Loestchau. Đồng thời dưới tác dụng của các biện pháp tỉa thưa các loài cây phi mục đích, làm cho tổ thành loài đa số là các loài cây có giá trị kinh tế và các loài cây chủ yếu ở trạng thái này có thể không phải là loài cây ưu thế tự nhiên của khu vực.

Mức độ đa dạng về loài của tầng cây gỗ khá cao, trong khu vực nghiên cứu có đến 29 loài (năm 2010), 28 loài (năm 2007) tham gia vào tầng cây cao và có 6 loài (năm 2007), 7 loài (năm 2010) tham gia vào công thức tổ thành. Những loài có IV > 5% thì thực sự mới có ý nghĩa về mặt sinh thái và những loài đó có vai trò quan trọng nhất, những loài cây chiếm ưu thế sinh thái thường xuyên xuất hiện trong tổ thành thực vật của trạng thái IIa như: Lim xanh, Dẻ, Ngát, Sau sau. Năm 2010 xuất hiện thêm một loài mới tham gia vào công thức tổ thành của trạng thái đó là Trẩu, các loài Ngát, Lim xanh, Trám trắng, Sau sau có độ quan trọng (IV%) giảm đi điều này cho ta thấy rằng năng lực tái sinh của chúng trong giai đoạn từ 2007 – 2010 là kém đi, trong khi đó IV% các loài Dẻ, Trám đen, Trẩu lại tăng lên.

Biểu 4.6 Công thức tổ thành và mật độ của trạng thái rừng IIIA1 năm 2007 và năm 2010

STT

Loài cây N N% G(m2) G% IV%

2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010

1 Thẩu tấu Thẩu tấu 32 32 15,45 13,61 0,59 0,68 17,06 15,11 16,26 14,36

2 Dẻ Dẻ 26 29 12,56 12,34 0,48 0,62 13,88 13,85 13,22 14

3 Lim xanh Lim xanh 22 25 10,63 10,64 0,25 0,40 7,30 8,93 8,96 9,78

4 Trẩu Trẩu 18 18 8,69 7,66 0,28 0,34 8,12 7,49 8,41 7,58

5 Xoan đào Xoan đào 16 16 7,72 6,81 0,24 0,31 7,01 6,89 7,37 6,85

6 Loài khác Loài khác 93 115 44,92 48,94 1,59 2 46,31 44,35 45,61 45,15 Tổng

Từ kết quả tính toán ở biểu 4.6 cho thấy:

Công thức tổ thành tính theo số cây năm 2007 như sau:

1,55Thau + 1,26De + 1,06Lx + 0,87Tr + 0,77Xo + 4,49Lk (30 loài). Công thức tổ thành tính theo số cây năm 2010 như sau:

1,36Thau + 1,23De + 1,06Lx + 0,76Tr + 0,68Xo + 4,89Lk (30 loài). Trong đó:

Thau - Thẩu tấu De - Dẻ Lx - Lim xanh

Tr - Trẩu Xo - Xoan đào Lk - Loài khác

Số loài và thành phần loài cây tham gia vào công thức tổ thành tính theo số cây của trạng thái IIIA1 năm 2010 không có sự thay đổi lớn so với năm 2007 vẫn là các loài cây Thẩu tấu, Dẻ, Lim xanh, Trẩu, Xoan chiếm ưu thế. Trong đó Thẩu tấu là loài có số lượng nhiều nhất, Xoan chiếm số lượng ít nhất. Số loài cây tham gia vào tầng cây cao và tham gia vào công thức tổ thành vẫn là 30 loài và 5 loài.

Năng lực tái sinh của các loài: Dẻ, Lim xanh tăng lên, còn các loài Thẩu tấu, Trẩu, Xoan đào giảm đi trong giai đoạn 2007 – 2010 thông qua IV %.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w