Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (bảng 2.9)

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI (Trang 84 - 89)

2.2.2 .Đánh giá tình hình đầutư và sử dụng vốn của doanh nghiệp

2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (bảng 2.9)

Để có cái nhìn tổng qt về sự biến động hiệu suất sử dụng vốn qua các năm, ta xem xét hình 2.6. 2013 2014 2015 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00

Vịng quay vốn kinh doanh Hiệu suất sử dụng VCĐ và VDH khác

Vòng quay VLĐ

Vòng quay hàng tồn kho

(Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty qua các năm)

Hình 2.6: Hệ số hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2013-2015

Qua hình 2.6 ta có thể thấy, năm 2014 tất cả các hệ số hiệu suất sử dụng vốn đều tăng lên so với năm 2013, đến năm 2015, các hệ số này giảm mạnh. Sự biến động mạnh của các chỉ số này cho thấy công ty đang gặp vấn đề trong việc quản lý sử dụng vốn.

BẢNG 2.9: ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014

Chênh lệch

Số tuyệt đối Tỷ lệ(%)

1 Giá vốn hàng bán 390,684,631,331 486,719,923,954 -96,035,292,623 -19.73112

2 Doanh thu thuần 419,766,350,227 519,330,899,550 -99,564,549,323 -19.17

3 Hàng tồn kho bình quân 7,159,891,020 4,750,949,230 2,408,941,790 50.70

4 Các khoản phải thu bình quân 91,880,231,329 89,207,057,060 2,673,174,269 3.00

5 Vốn lưu động bình quân 101,366,374,125 106,197,412,129 -4,831,038,004 -4.55

6 VCĐ và Vốn dài hạn khác bình quân 5,359,025,446 5,150,297,543 208,727,904 4.05

7 VKD bình quân 106,725,399,571 111,347,709,671 -4,622,310,100 -4.15

I

Vòng quay hàng tồn kho (vòng)(I)=

(1)/(3) 54.57 102.45 -47.88 -46.74

II

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ( ngày)(II) =

360/(I) 6.60 3.51 3.08 87.75

III Vòng quay VLĐ (vòng) (III)=(2)/(5) 4.14 4.89 -0.75 -15.32

IV

Kỳ luân chuyển VLĐ ( ngày)(IV)=

360/(III) 86.93 73.62 13.32 18.09

V

Hiệu suất sử dụng VCĐ và VDH khác

(lần) (V)=(2)/(6) 78.33 100.84 -22.51 -22.32

VI

Vòng quay vốn kinh doanh (Vòng)

(VI)=(2)/(7) 3.93 4.66 -0.73 -15.67

- Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2015 là 54.57 vòng, giảm 47.88 vòng (46.74%) so với năm 2014. Sự giảm đi này làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng 3.08 ngày. Đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh máy móc cơ khí chịu áp lực, vốn là sản phẩm có chu kỳ sản xuất và tiêu thụ khơng dài. Vì vậy việc vịng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm từ 102.45 vòng/năm xuống còn 54.57 vòng/năm, tương ứng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 6.60 ngày cho thấy việc quản trị vốn tồn kho của doanh nghiệp cịn gặp khó khăn, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét và có biện pháp cải thiện..Nhìn vào bảng so sánh, có thể thấy trong năm 2015 doanh nghiệp đã tăng dự trữ hàng tồn kho bình quân từ 4.750 tỷ đồng lên 7.159 tỷ đồng, tốc độ tăng là 50.70 %. Trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2015 lại giảm 19,73% từ trên 486 tỷ đồng xuống còn gần 391 tỷ đồng chứng tỏ vốn tồn kho của doanh nghiệp đã hoạt động chưa hiệu quả.

- Vòng quay vốn lưu động

Trong quá trình SXKD của DN, vốn lưu động khơng ngừng vận động và chuyển hố qua nhiều hình thái khác nhau. Ban đầu nó tồn tại dưới dạng hình thái tiền tệ, sau đó là vốn vật tư dự trữ và qua q trình tiêu thụ nó quay trở lại hình thái vốn bằng tiền hoặc trở thành vốn trong thanh tốn. Do đó, khả năng luân chuyển vốn lưu động sẽ chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của DN. Để đánh giá khả năng luân chuyển vốn lưu động, người ta sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.

Năm 2014, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp là 4.89 vịng, tức là phải mất bình quân 73.62 ngày thì vốn lưu động của doanh nghiệp mới được quay vòng nhưng đến năm 2015, vòng quay vốn lưu động đã giảm 15.32% xuống cịn 4.14 vịng. Điều này có nghĩa là năm 2015, doanh nghiệp

cần bình qn 86.93 ngày để quay vòng nguồn vốn lưu động, tăng 13.32 ngày so với năm 2014.

Đánh giá tác động của việc giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ đến công tác quản trị, sử dụng vốn lưu động, ta tínhđược mức tiết kiệm (lãng phí) VLĐ của doanh nghiệp như sau:

Mức tiết kiệm VLĐ=Mức lnchuyển vốn bìnhqn1ngày kỳ KH × Số ngày rút ngắn kỳ luânchuyểnVLĐ Mức tiết kiệm VL Đ=419,766,350,227

360 ×(86.93−73.62)=15,528,808,651

(đồng) Như vậy trong năm qua, việc giảm số vòng quay vốn lưu động làm doanh nghiệp lãng phí hơn 15 tỷ đồng, giảm cơ hội sử dụng vốn và làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp trong năm 2015 đã sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn so với năm 2014, mặc dù trên thực tế thì doanh nghiệp đã tăng thêm quy mơ vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2015 tăng phần lớn là do tăng quy mô hàng tồn kho. Vòng quay vốn lưu động nhỏ và giảm làm cho số vốn bị ứ đọng lớn trong khi thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh dẫn đến hệ số nợ của doanh nghiệp tăng cao.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác của doanh nghiệp năm 2015 đã có sự giảm mạnh so với năm 2014. Nếu như trong năm 2014, bình quân cứ một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác tạo ra 100.84 đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp thì sang năm 2015, mỗi đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác chỉ tạo ra bình quân 78.33 đồng doanh thu thuần, giảm 22.32% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm này là do doanh thu thuần năm 2015 giảm 19.17% so với năm 2014 nhưng vốn cố định và vốn dài hạn khác bình quân lại tăng lên 4.05%.Doanh thu thuần giảm, giá vốn hàng bán giảm cùng với sự tăng lên của thành phẩm tồn kho có thể đưa ra nhận định là

trong năm doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân là do năm 2015 là một năm mà kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng trì trệ, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, lãi suất vay vốn vẫn ở mức cao, thị trường nhơm gặp nhiều khó khăn. Mặc dù cơng ty đã cố gắng trong việc tăng cường mở rộng quan hệ và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đưa ra các chính sách ưu đãi như tặng quà bằng tiền mặt, giảm giá bán với các đơn hàng lớn nhưng do những nguyên nhân khách quan kể trên, doanh thu của công ty giảm so với năm 2014. Vốn cố định là một bộ phận vốn quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp, cần phải xem nhiệm vụ quản lý vốn cố định là nhiệm vụ then chốt, trọng điểm của cơng tác tài chính để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định.

- Vòng quay vốn kinh doanh

Vòng quay vốn kinh doanh 15.67 %, năm 2014 vòng quay vốn kinh doanh lớn hơn 1 đạt mức 4.66vịng tức là bình qn cứ 1 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 4.66 đồng doanh thu thuần thì sang năm 2015, vòng quay vốn kinh doanh là 3.93vòng, một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 3.93đồng doanh thu thuần, giảm 0.73 đồng so với năm liền trước. Trong năm 2015, tốc độ giảm của doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm lớn hơn tốc độ giảm của vốn kinh doanh bình qn làm cho vịng quay vốn kinh doanh giảm, phản ánh công tác quản trị vốn kinh doanh nói chung chưa hiệu quả.

Nhìn chung, việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2015 là kém hiệu quả hơn so với năm 2014. Năm 2014, doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì thu được bình quân 4.66 đồng doanh thu thuần thì con số này đã giảm xuống còn 3.93 đồng năm 2015, giảm 15.67%. Hầu hết các hệ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đều nhỏ và giảm gồm: vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác, vịng quay vốn kinh doanh cho thấy trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp

cịn hạn chế và kém hiệu quả. Trong năm chỉ có duy nhất chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho là cao, cho thấy những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc quản lý hàng tồn kho. Tuy vậy, trong bối cảnh nền kinh tế cịn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thối kinh tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như: mức lạm phát và lãi suất tiền vay đều ở mức khá cao, khó khăn trong việc mở rộng quy mơ khách hàng và tiêu thụ hàng hóa, chi phí ngun vật liệu đầu vào biến động…thì những kết quả mà cơng ty đạt được trong năm 2015 là một sự cố gắng lớn của tồn thể ban lãnh đạo và cơng nhân viên. Trong thời gian tới Cơng ty Cổ phần Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lự- VVMI cần có những biện pháp quản lý tích cực để phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao sức sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)