Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI (Trang 103 - 110)

3.1 .Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1 .Bối cảnh kinh tế xã hội

3.2.1. Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo

hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm bớt vốn vay.

Trong nền kinh tế thị trường vốn là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cần thiết phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Trong những năm tới để tiến xa hơn phạm vi hoạt động công ty cần phải chủ động trong xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn, đồng thời phải xác định cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy đẩy mạnh huy động vốn đầu tư và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời xây dựng cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một việc làm cần thiết và không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua các phân tích ta nhận thấy trong năm 2015 hệ số nợ của cơng ty là khá cao (88 %) trong đó nguồn vốn huy động phần lớn là từ vay ngắn hạn, Công ty nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là chính sách huy động vốn khá an tồn, tuy vậy chi phí rất cao, nếu khơng có kế hoạch trả nợ đúng hạn, sẽ gây mất khả năng thanh tốn, gây rủi ro, gặp khó khăn cho doanh nghiệp.

Để huy động đủ lượng vốn cần thiết công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Trước hết, công ty cần xác định đúng đắn và kịp thời nhu cầu vốn lưu

động. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, mọi nhu cầu VLĐ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng đắn, hợp lý nhu cầu VLĐ thường xun càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì: nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ. Đồng thời để đáp ứng kịp thời đầy đủ VLĐ kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục.

Hiện nay có hai phương pháp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên là: - Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN. - Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN.

Trong những năm qua, công ty chưa chú trọng tới việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cho mình. Với việc đang để lãng phí một lượng lớn vốn lưu động như đã phân tích ở phần trên, kiến nghị cơng ty nên sử dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây là phương pháp xác định nhu cầu tài chính ngắn hạn có mức độ chính xác cao và cũng dễ dàng áp dụng. Thông thường, số vốn bằng tiền, nhu cầu dự trữ vật tư, sản phẩm dở dang và thành phẩm, hàng hóa tăng tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu thụ sản phẩm, cùng với đó, các khoản phải thu cũng phát sinh thêm. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu so với doanh thu để dự toán nhu cầu vốn lưu động tăng lên cho năm tới. Từ đó định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn lưu động trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.

Doanh thu thuần năm 2015: 420 tỷ đồng

Tỷ lệ hàng tồnkho trên DT= 9,321,612,955

419,766,350,227×100=2.22 %

Tỷ lệ các khoản phảithu trên DT= 94,857,658,276

419,766,350,227×100=22.59 %

Tỷ lệ các khoản phảitrả trên DT= 97,745,889,771

419,766,350,227×100=23.29 % Từ đó tính được nhu cầu vốn lưu động trong năm 2016:

(2.22%+22.59%-23.29%) x (500-420)= 1.216 tỷ đồng

Trên cơ sở đó, cơng ty cần lập kế hoạch huy động, lựa chọn nguồn vốn thích hợp. Mỗi nguồn vốn đều có chi phí sử dụng vốn khác nhau, doanh nghiệp cần tính tốn xem xét lợi ích thu được để lựa chọn nguồn tài trợ và chi phí sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với tài chính của doanh nghiệp sao cho chi phí này thấp nhất. Cơng ty cần tiến hành lập kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn huy động được sao cho đem lại hiệu quả cao nhất tránh bị ứ đọng vốn. Sử dụng vốn huy động một cách linh hoạt tiết kiệm và tận dụng tối đa những nguồn vốn nhàn rỗi có chi phí sử dụng thấp. Cần quản lý sử dụng vốn có hiệu quả tránh tình trạng thừa thiếu vốn cục bộ.

Trong năm tới công ty nên điều chỉnh tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm thiểu dần nguồn vốn vay nợ để giảm sức ép về thanh toán nhằm tránh những rủi ro biến động lãi suất, rủi ro thanh toán.

3.2.2.Tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho, đẩy mạnh tiêu thụ thành phẩm

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, giá trị hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán do đó sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, vấn đề dự trữ hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh, tốc độ luân chuyển VLĐ cũng như toàn bộ vốn của doanh nghiệp.

- Xác định đúng đắn số lượng hàng hóa cần mua trong kỳ và kiểm tra lượng tồn kho dự trữ thường xuyên để nắm rõ tình trạng hàng tồn kho, phẩm

chất, chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Lựa chọn người cung cấp uy tín, thích hợp, tránh trường hợp rủi ro trong thanh toán dẫn đến chậm trễ nhập kho hàng hóa. Cụ thể là các nhà cung cấp quen thuộc của doanh nghiệp như : Cơng ty Cơ Khí Quế Sơn, Công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ thiết bị- VVMI, Cơng ty TNHH Bình Triết, Cơng ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy, Công ty cổ phần Cơ Khí Bình Dương…

- Lập kế hoạch chi tiết bán hàng hàng năm trên cơ sở tình hình báo cáo và nhu cầu thị trường, lập chi tiết từng loại mặt hàng.

- Xây dựng định mức tồn kho tối ưu căn cứ vào các tiêu chí: lượng tồn thực tế trong kho, căn cứ vào số lượng đặt hàng của khách hàng, căn cứ vào tình hình cung cấp của nhà cung cấp, biến động giá cả, thời gian vận chuyển hàng hóa về kho...

- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, tìm biện pháp giảm bớt chi phí vận chuyển, bốc xếp.

- Tiến hành mua bảo hiểm với vật tư hàng hóa và có thể lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho nếu cần thiết để chủ động bảo toàn VLĐ.

3.2.3.Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, thanh toán các khoản nợ đúng hạn, kịp thời.

Công tác thu hồi nợ đối với mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, thu hồi nợ tốt sẽ làm giảm thất thoát vốn, giảm nhu cầu vốn và giảm áp lực huy động vốn để tài trợ cho những khoản bị chiếm dụng. Song song với thu hồi nợ thì lên kế hoạch trả nợ cũng rất cần thiết trong việc đảm bảo uy tín với nhà cung cấp tín dụng, nhà cung cấp…, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Qua phân tích, những năm gần đây, cơng ty vẫn đang thực hiện chính sách bán chịu nhằm thu hút khách hàng dẫn tới khoản phải thu khá lớn.Thực hiện chính sách bán chịu có thể giúp cho cơng ty mở rộng quan hệ làm ăn, mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Công ty cũng đã có những nỗ lực nhất định trong quản trị nợ phải thu, cân nhắc đối tượng bán chịu, tuy nhiên đã xuất hiện khoản nợ phải thu khó địi, tuy khơng lớn nhưng là dấu hiệu khơng tốt trơng cơng tác thu hồi nợ. Cơng ty cần có các biện pháp quản lý nợ hợp lý hơn:

- Phân loại nợ quá hạn, tìm ra ngun nhân để có cách xử lý phù hợp như thương lượng để gia hạn nợ, giảm một phần nợ cho khách hàng, yêu cầu tòa án kinh tế giải quyết nếu cần., trích lập dự phịng khi có khoản phải thu khó địi.

- Công ty cần phải thường xuyên đối chiếu công nợ, đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu đến hạn, đôn đốc khách hàng trả tiền đúng hạn, tiếp tục sử dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm như chiết khấu cho khách hàng.

Công ty cần tổ chức bộ phận chuyên trách quản lí thu nợ cũng như theo dõi cơng nợ, những nhân viên của bộ phận này cần được đào tạo kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục khách hàng thanh tốn và cam kết thanh tốn, có khả năng xử lí các tình huống khó. Trước khi kí hợp đồng cần phải qua kiểm tra của các bộ phận quản lí cơng nợ để chắc chắn khách hàng khơng có lịch sử xấu, nợ khó địi.

- Nghiên cứu về khách hàng, đánh giá khả năng thanh tốn của khách hàng thơng qua: tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thanh tốn của khách hàng đối với cơng ty khác, từ đó có chính sách bán chịu hợp lý.

- Khi sử dụng tín dụng thương mại của nhà cung cấp cần phải cẩn trọng vì lãi suất tín dụng thương mại cao, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện tín dụng do nhà cung cấp đưa ra và tình hình tài chính của doanh nghiệp để đi đến quyết định huy động phù hợp.

- Tổ chức công tác quản lý các khoản vốn đi chiếm dụng theo từng đối tượng công nợ. Đối với những khách hàng lớn, quen thuộc phải theo dõi khoản nợ phải trả theo từng hợp đồng. Cụ thể như các khách hàng : Công ty TNHH một thành viên than Hạ Long, Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu, Cơng ty xây dựng mỏ hầm lị II, Cơng ty kho vận đá bạc… để đảm bảo theo dõi thời hạn phải trả để thanh toán kịp thời, giữ uy tín với nhà cung cấp.

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán và khả năng thanh toán để chủ động đáp ứng yêu cầu khi đến hạn.

- Đối với các khoản nợ đến hạn mà chưa kịp thanh tốn thì cần xin gia hạn nợ, hoãn nợ nhưng vẫn phải đáp ứng thanh toán trong thời gian ngắn nhất.

- Đối với các khoản phải trả nhà cung cấp, cơng ty có thể đàm phán để thanh toán chậm, chịu mức phạt nếu như tiền phạt nhỏ hơn chi phí vay vốn để tận dụng được nguồn vốn đi chiếm dụng.

3.2.4.Chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán, sản xuất hàng hóa phát triển một mức độ nào đó sẽ hình thành cơ chế thị trường, cơ chế thị trường là một mơ hình kinh tế xã hội lấy giá trị, giá cả và lợi nhuận làm nền tảng cho việc điều chỉnh những ứng xử của các tổ chức và cá nhân trong mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người, hoạt động của nó tuân theo quy luật cạnh tranh, dưới sự quản

lý điều tiết của Nhà nước bằng luật pháp và các đòn bẩy kinh tế…Trong cơ chế kinh tế hiện nay cạnh tranh là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Trên thị trường, các doanh nghiệp đều hoạt động và cạnh tranh với nhau, điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin về thị trường để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp tới q trình kinh doanh của mình nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh. Đó sẽ là điều kiện để cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh.

Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa: hàng hóa bán ra để thu lợi nhuận. Việc tiêu thụ sản phẩm có tốt hay khơng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, Để tiêu thụ sản phẩm cần thiết phải có cơng tác nghiên cứu thị trường. Mở rộng thị trường được hiểu là mở rộng cả về mặt địa lý và thu hút thêm khách hàng mới.Trong thời gian tới, để có thể mở rộng thêm thị trường, công ty cần chú ý một số vấn đề sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất về các hoạt động kinh tế kỹ thuật có liên quan đến mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.

- Xây dựng phương pháp quảng cáo hiệu quả và hợp lý: Tham gia các hội chợ triển lãm để đưa hình ảnh của cơng ty đến với khách hàng, thực hiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

- Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước, khu vực và thế giới một cách thường xuyên những vấn đề quan trọng như: cơ chế luật pháp, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, ngồi ra cịn nghiên cứu các yếu tố đầu vào như: giá cả nguyên vật liệu, công nghệ tiên tiến v.v.

- Tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế bên cạnh đó tích cực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường. Đa dạng hóa các sản phẩm sản xuất. Thực hiện tốt công tác giao hàng, đảm bảo tiến độ giao hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm: loại bỏ những sản phẩm lỗi

thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm khơng có khả năng tạo ra lợi nhuận, giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hồn thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.

- Tăng cường khả năng thâm nhập thị trường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường hướng phạm vi hoạt động rộng hơn. Doanh nghiệp nên chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)