.Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI (Trang 97 - 100)

- Cơ cấu nguồn vốn có điểm bất hợp lý. Nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức cao và tiếp tục tăng trong năm làm cho rủi ro tài chính tăng, khả năng tự chủ của doanh nghiệp giảm. Trong cơ cấu nợ thì khơng có nợ dài hạn, xu hướng tiếp tục tăng nợ phải trả.

- Hàng tồn kho chưa được quản lý hiệu quả: trong năm, để đáp ứng cho nhu cầu tăng nguồn nguyên vật liệu cho những dây chuyền sản xuất mới được lắp đặt mà doanh nghiệp đã dự trữ hàng tồn kho ở mức cao, trong khi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. Điều này làm tăng chi phí tồn trữ, gây ứ đọng vốn ở khâu dự trữ hàng tồn kho với tỷ trọng khá lớn, trong khi khả năng thanh tốn của doanh nghiệp ln ở mức thấp, làm doanh nghiệp tăng nguy cơ phải đối mặt với rủi ro thanh tốn.

- Dịng tiền thuần của doanh nghiệp trong năm âm, dòng tiền thu chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động tài chính, nguồn này khơng bền vững,ảnh hưởng đến an tồn ngân quỹ của doanh nghiệp.

- Mặc dù tiền đã tăng nhưng dự trữ tiền ít trong khi nợ ngắn hạn lại khá nhiều và có chiều hướng tăng.

- Cơng ty khơng trích lập các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của người lao động.

- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong năm chưa cao và có dấu hiệu giảm: Mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư thêm vốn vào sản xuất nhưng trong năm doanh thu thuần giảm đi đáng kể làm cho hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đều giảm. Việc tăng cường hiệu quả của công tác quản trị vốn là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện kịp thời.

- Doanh nghiệp chưa xác định được nhu cầu vốn lưu động trong ngắn

hạn và dài hạn, do vậy khả năng chủ động đáp ứng nhu cầu vốn lưu động khó được đảm bảo và giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan gồm có:

+ Thị trường máy móc thiết bị áp lực trải qua một năm đầy biến động khi nền kinh tế còn đang chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế bao trùm khiến nhu cầu tiêu thụ máy móc suy yếu, nguồn cung dư thừa, tồn kho lớn, giao dịch chậm lại, giá ngun liệu thơ tăng cao, giá máy móc giảm. Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khi lượng dư thừa tăng lên, các kho tích trữ quá tải và cung ứng lớn trên toàn cầu.

+ Đối với ngành cơ khí áp lực trong nước, năm 2015 tiếp tục là một năm khó khăn do nền kinh tế suy thối, bất động sản đóng băng khiến tiêu thụ giảm, thị trường cạnh tranh gay gắt.

+ Năm 2015, giá các nguyên liệu đầu vào cơ bản như điện, than, xăng dầu tăng tạo ra một loạt các chi phí đẩy, khiến giá thành sản xuất, sửa chữa cao.

-Nguyên nhân chủ quan: Công tác quản trị vốn của công ty chưa tốt,

khiến tỷ trọng nợ cao, hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, lượng vốn bị tồn đọng, không tiêu thụ được tăng lên, công ty gặp nhiều rủi ro trong thanh toán…Việc tăng cường hiệu quả của công tác quản trị vốn là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện kịp thời.

Trên đây là một số ưu điểm và hạn chế về mặt tài chính trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp và nguyên nhân của nó. Để doanh nghiệp có thể giữ vững được thị trường hiện có và phát triển mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để phát huy những mặt mạnh, nhìn nhận và khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-

VVMI

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)