Vốn huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam nông đồng tháp (Trang 28 - 29)

Năm 2010, ngân hàng huy động đƣợc 160.000 triệu đồng, đến năm 2011 là 215.000 triệu đồng, tăng 55.000 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng ứng tăng 34,38%. Đến năm 2012 đạt 269.000 triệu đồng, tăng 54.000 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng ứng tăng thêm 25,12%. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2012 có tốc độ tăng chỉ có 25,12% so với năm 2011 là do cịn bị ảnh hƣởng của nền kinh tế lạm phát ở năm 2011 với tỷ lệ cao làm cho giá cả hàng hóa và giá vàng cũng tăng đột biến. Điều này tác động đến khách hàng gửi tiền đó là khách hàng rút tiền để kinh doanh vàng dẫn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, tuy huy động vốn có tăng so với năm 2011 nhƣng tăng khơng nhiều. Ngồi ra do dịch cúm gia cầm kéo dài đã ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh của nông dân lẫn tiểu thƣơng trong chợ, cá tra, ba sa bị mất giá…điều này cũng ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những cố gắng của NHNo&PTNT huyện Tam Nông đã đạt đƣợc: có đƣợc kết quả trên là do chi nhánh có mặt bằng thuận lợi ngay trung tâm của huyện nên dễ dàng cho hoạt động quảng bá, khuyến mãi thu hút nguồn vốn từ ngƣời dân với những chính sách thu hút vốn đúng đắn, kịp thời tạo cho khách hàng sự chủ động và nhiều lựa chọn phù hợp với thu nhập và khả năng chi tiêu của mình nên ngân hàng có thể duy trì khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt chủ động thực hiện “văn hoá giao dịch” nhằm đổi mới phong cách phục vụ, tranh thủ thiện cảm của khách hàng… Vì thế nguồn huy động vốn của ngân hàng đã không ngừng tăng lên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam nông đồng tháp (Trang 28 - 29)