3.1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới
a. Kinh tế thế giới
- Năm 2015, nền kinh tế thế giới có nhiều gam màu tối. Có nhiều sự kiện đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, giá dầu thơ liên tiếp giảm trong vịng một thập kỷ, đỉnh điểm có lúc xuống dưới 35$/thùng dầu. Giá dầu tuột dốc hơn 60% làm chao đảo hầu hết các nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu.
Thứ hai, cục dự trữ liên bang Mỹ đã quyết định tăng lãi suất liên ngân hàng lên 0,25% trong vòng 10 năm nay. Khi lãi suất tại Mỹ tăng thì chi phí vay mượn bằng đồng USD cũng tăng và gây khó khăn cho chính phủ cũng như doanh nghiệp các nước có xu hướng vay mượn bằng đồng tiền này.
Thứ ba, Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới rơi vào giảm tốc. Từ hoạt động của ngành chế tạo đến xuất khẩu đều giảm, đồng nghĩa cới việc đang có sự suy giảm về nguồn cầu trên thế giới, dẫn tới gia tăng những rủi ro mà nền kinh tế tồn cầu phải đối mặt. Dịng tiền rút khỏi Trung Quốc trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2015 đã lên tới hơn 500 tỷ USD, thị trường chứng khoán chao đảo và đồng nhân dân tệ biến động mạnh sau khi nước này liên tục hạ giá đồng nội tệ
Thứ tư, châu Âu đối mặt với nạn di cư tồi tệ nhất trong lịch sử, và vướng vào cuộc khủng hoảng khi Hy Lập dường như sắp trở thành quốc gia đầu tiên phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Có thể nói năm 2015 là một năm nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực. Dự đốn năm 2016 sẽ là năm có rất nhiều sự kiện đáng chú ý ảnh hưởng lớn tới kinh tế thế giới.
Thứ nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản đồng thời gợi
mở khả năng sẽ có 4 đợt tăng lãi suất trong năm 2016. Động thái này không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ mà cịn ảnh hưởng tới kinh tế tồn cầu. Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của USD.
Thứ hai, kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục giảm tốc trong năm 2016
Thứ ba, các kịch bản giá dầu thô tiếp tục giảm sâu vẫn được đưa ra xem
xét trên thế giới. Không loại trừ khả năng giá dầu có thể chạm mức 20 USD/thùng vào cuối năm 2016.
b. Kinh tế Việt Nam
Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép lại năm 2015 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng”. “Điểm sáng” đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là GDP đạt 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008 khi tính theo giá so sánh năm 2010 . Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0,63%.
Bên cạnh những điểm sáng đáng ghi nhận, năm 2015 nền kinh tế còn tồn tại những hạn chế có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, đáng kể nhất là thu - chi ngân sách. Tổng thu ngân sách năm 2015 cịn gặp nhiều khó khăn do suy giảm giá dầu thô. Lưu ý là với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), nguồn thu từ hoạt động này dự kiến sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết trong thời gian tới.
Tạp chí kinh tế uy tín The Economist dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 có thể đạt xấp xỉ 7%. Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới. Cịn theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 6,6% (gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra là 6,7%).
c. Cơ hội và thách thức từ hội nhập cho nền kinh tế Việt Nam
Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TPP, AEC và EVFTA) vốn khơng chỉ bó buộc trong các điều khoản về thương mại truyền thống mà còn mở rộng ra những vấn đề liên quan tới thể chế kinh tế như: Khung khổ pháp lý liên quan tới sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ… Điều này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển cho Việt Nam trong năm 2016, cũng như tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Tuy nhiên, hội nhập luôn mang lại cả cơ hội và thách thức cho các bên tham gia. Quá trình hội nhập của Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây đã giúp mang lại nhiều thành tích về tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xuất khẩu và cải thiện thu nhập cho người lao động. Mức độ mở cửa càng lớn đồng nghĩa với rủi ro từ bên ngồi càng cao và thậm chí có thể làm xấu đi những rủi ro nội tại. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng lớn lao, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam đi kèm với chính sách tiền tệ chưa linh hoạt đã tạo “bong bóng” bất động sản và tạo ra siêu lạm phát giai đoạn 2007-2008.
Sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, những yếu kém và lãng phí nguồn lực tại các doanh nghiệp nhà nước là những cảnh báo Việt
Nam không nên tự mãn với việc tham gia những hiệp định thương mại tự do đầy hứa hẹn như: TPP, AEC hay EVFTA. Tại thời điểm này, khu vực tư nhân tại Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao khi so sánh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời giantới tới
a. Mục tiêu cụ thể:
Từ năm 2013, cơng ty quyết định chuyển đổi hình thức hoạt động sang hình thức cơng ty cổ phần. Việc chuyển đổi từ hình thức 100% vốn nhà nước, sang hình hình cổ phần là một thách thức với công ty. Tuy nhiên trong xu thế của nền kinh tế hiện nay, việc chuyển đổi này sẽ là động lực để giúp công ty phát triển bền vững. Mục tiêu đặt ra cho năm 2016 như sau:
- Doanh thu thuận đạt 1,969,189 triệu đồng, tăng 43% so với năm 2015 - Lợi nhuận đạt 1,938 triệu đồng tăng 500% so với năm 2015
b. Định hướng hoạt động của công ty
Trên cơ sở định hướng phát triển của Đảng, và Nhà nước, sự nhận định rõ ràng tình hình trong nước cũng như trên thế giới và xác định được thế mạnh của mình, cơng ty cổ phần miền núi Thanh Hoá đã đề ra mục tiêu và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo:
Một là, hoàn thành được nhiệm vụ Đảng và Nhà nước đã đề ra phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi Thanh Hoá
Hai là, huy động nguồn lực trong xã hội cả về vốn lẫn nhân lực của tổ chức, cá nhâ trong và ngồi nước nhằm đưa cơng ty đi lên, thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho cơng ty
Ba là, đóng góp vào nền kinh tế địa phương, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống của người lao động