Nội dung thẩm định hồ sơ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 26 - 32)

VietinBank chi nhánh Tuyên Quang

2.2.2.1. Thẩm định tư cách khách hàng

Với các khách hàng mới cần phải phỏng vấn, trao đổi tìm hiểu các thơng tin liên quan ban đầu về khách hàng và nhu cầu cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm

Sau khi hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ cần thiết cho việc thẩm định và cấp tín dụng, cán bộ tín dụng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, trung thực, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp.

* Xác định các dấu hiệu đáng ngờ về khách hàng

- Doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng liên quan thường xuyên có giao dịch chuyển tiền lẫn nhau nhưng khơng có giao dịch về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

- Doanh nghiệp không kinh doanh tại địa chỉ nghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh(trừ trường hợp đã chuyển sang địa chỉ đăng kí kinh doanh mới nhưng chưa kịp thay đổi đăng kí kinh doanh hoặc do lí do khác chính đáng). - Doanh nghiệp đã từng bị xã hội, cộng đồng mạng lên án trong các năm gần đây ( 5 năm,…)

- Nội bộ mất đoàn kết, thường xuyên xảy ra kiện tụng hoặc khiếu nại. - Có lịch sử tín dụng khơng tốt tại các tổ chức tín dụng khác.

- Báo cáo tài chính khơng rõ ràng, trung thực, kết quả kiểm tốn có những điểm khác lớn so với báo cáo trước kiểm toán.

- Hoạt động kinh doanh : doanh thu giảm đột biến(trừ các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng chung của xu hướng thị trường), nguồn cung cấp đầu vào bị giảm sút, người lao động nghỉ việc chiếm trên 5%, máy móc vận hành kém, số lượng hàng tồn kho lớn …

- Tình hình tài chính : các cổ đơng lướn, thành viên công ty rút vốn do nhận thấy tình hình sản xuất khó khăn của doanh nghiệp, nợ lương công nhân nhiều tháng, khơng cịn vốn chủ sở hữu…

- Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm ngày càng lớn liên tục trong 3 năm gần đây mà khơng được giải thích hợp lý.

- Giá cổ phiếu của công ty giảm đột biến …

Cần đặt ra các câu hỏi để thẩm định tư cách khách hàng doanh nghiệp, thể hiện ở các mặt như :

Cơ chế quản lý doanh nghiệp:

Khách hàng đó là ai? Thuộc cấp nào? Cấp nào có quyền quyết định? Cơ chế và quy trình ra quyết định?

Cơ ché kiểm tra giám sát nội bộ?

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Lịch sử hình thành của doanh nghiệp Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Thành công và thất bại? Cách thức họ vượt qua các khó khăn thất bại?

Tư cách đạo đức – gia cảnh: lý lịch tư pháp, gia cảnh, quan hệ xã hội và đạo đức…

Quan hệ với các tổ chức tín dụng, đối tác và cơ quan quản lý, cán bộ công nhân viên:

Hình thức quan hệ Mức độ quan hệ

Uy tín và vị thế của khách hàng với các tổ chức tín dụng

Đối tác: thanh toán, giao hàng cho các đối tác của khách hàng? Cơ quan quản lý: trả nợ thuế, bảo hiểm xã hội ,…

Quan hệ với các cán bộ công nhân viên: Trả lương, nợ lương, cách đối

xử đối với mọi người.

Các nhóm khách hàng liên quan đến khách hàng, mức độ ảnh hưởng, phụ thuộc,…

Tra cứu, vấn tin trên hệ thống INCAS để xem xét xem khách hàng có thuộc hệ thống khách hàng đen khơng, báo cáo Lãnh đạo phịng để từ chối cấp tín dụng hoặc xử lí tín dụng (Nếu cịn dư nợ). Trường hợp khoản vay có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, có thể xem xét có cấp tín dụng cho khách hàng.

Ngồi các thông tin do khách hàng cung cấp cần thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác nhau như CIC(Trung tâm thơng tin tín dụng - Credit

Information Center),các sở giao dịch chứng khốn, cơ quan đăng kí TSBĐ, cơ quan thuế, dân cư các khu vực xung quanh…

Đối chiếu các nguồn thơng tin thu thập được, Nếu có sự khách biệt hoặc sai sót, nghi ngờ về tính trung thực của khách hàng thì u cầu khách hàng giải trình hoặc đi khảo sát thực tế về khách hàng.

2.2.2.3. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính

Mục tiêu của phần thầm định này là tìm hiểu và làm rõ các mặt liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn một cách đầy đủ nhất để từ đó có thể xem xét xem lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại hoặc tương lai khơng, xem xét các sản phẩm phân phối của doanh nghiệp có phù hợp với các đối tượng tiêu thụ nào, khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có các quyết định làm cơ sở cấp tín dụng một cách chính xác.

Khi thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể xem xét các mặt sau:

2.2.2.1. Ngành nghề kinh doanh của khách hàng

Ngành nghề hoạt động của khách hàng trong nền kinh tế về các chu kì kinh tế(rất nhạy cảm, tương đối nhạy cảm, ít nhạy cảm) , chu kì ngành, các sản phẩm cung cấp, thị hiếu và sức tiêu thụ với thị trường, các xu hướng biến động của ngành trong thời gian tới (tỉ lệ tăng trưởng, dự báo …), các ảnh hưởng của pháp luật và chính sách,…

2.2.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh

Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: dựa vào loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại) để có những nhận xét hoặc đánh giá cụ thể…

2.2.2.3. Năng lực sản xuất kinh doanh

Khả năng tận dụng tối đa máy móc thiết bị trong sản xuất Mạng lưới hoạt động

Cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất …

Cách thức tổ chức đảm bảo đầu vào - đầu ra : cần quan sát các yếu tố để có đánh giá phù hợp:

+ Đầu vào:

Các kênh thu mua của khách hàng có ổn định khơng? Cách thức thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện khơng? Hệ thống thu mua có được tổ chức bài bản rõ ràng khơng?

+ Đầu ra :

Các chính sách bán hàng, tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Mạng lưới phân phối, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Địa bàn và nhóm khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp

Cách thức thanh tốn của doanh nghiệp có nhanh chóng thuận tiện

khơng?

2.2.2.4. Khả năng cạnh tranh của khách hàng trên thị trường

Cần xem xét các yếu tố có liên quan đến khách hàng như các đối thủ tiềm năng, nguồn cung đầu vào, nguồn cung đầu ra, các sản phẩm thay thế, từ đó có những tóm lược đánh giá về khách hàng thơng qua phân tích SWOT.

2.2.2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá tình hình tài chính cũng như sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Các bước phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

Điểm mạnh (STRENGTHS) Điểm yếu (WEAKNESSES) Cơ hội (OPPOTUNITIES) Thách thức (THREATS)

Yếu tố nội sinh

Sản phẩm dịch vụ Giá và chi phí Phân phối bán hàng Quảng bá hình ảnh Nhân lực Tổ chức hoạt động quản lý

Yếu tố ngoại sinh

Kinh tế vĩ mơ Cơng nghệ Thị trường Yếu tố khác…

Mục đích của việc phân tích tài chính của doanh nghiệp nhằm xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại. Từ đó phần nào có thể biết được khả năng hồn trả cho ngân hàng của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính của doanh nghiệp được thực hiện thơng qua việc tính các hệ số, chỉ tiêu đã đề cập ở phần trên.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 26 - 32)