3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan
Các chính sách của Nhà nước trong từng thời kì có những ảnh hưởng và chi phối tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…nên chỉ cần một sự thay đổi dù nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực trong đời sống xã
cần sự nỗ lực khơng chỉ riêng của các ngân hàng mà còn cần sự phối hợp – giúp đỡ của các cơ quan có liên quan khác về các mặt :
Xây dựng, phát triển hoàn thiện các cơ quan về cung cấp thông tin và tư vấn
Thông tin tin cậy về các doanh nghiệp và về tình hình kinh doanh là điều kiện quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng.Tuy nhiên, việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại đối với từng loại đối tượng khách hàng hiện chưa có cơ quan nào chính thức thực hiện. Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp Việt Nam đang dần nhận thức một cách rõ nét hơn sự quan trọng của các bảng đánh giá xếp hạng uy tín trong nền kinh tế. Sự thiếu hụt thông tin tin cậy đang là vấn đềngày càng cấp thiết nhất là khi Nhà nước và các thành phần kinh tế muốn hạn chế một cách tối đa các ảnh hưởng của các luồng thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu thành lập các tổ chức chuyên thu thập, tìm kiếm, mua bán thơng tin đồng thời phân tích, xếp hạng các đối tượng khách hàng để làm cơ sở cho tư vấn và đánh giá; đồng thời trong việc tạo dựng các bảng xếp hạng, chỉ số xếp hạng uy tín, cần học hỏi thêm từ các nước phát triển trên thế giới để có thể hồn thiện.
Để hỗ trợ tốt cho việc tạo nguồn thơng tin cho cơng tác thẩm định tín dụng của ngân hàng, các bộ chủ quản như: Bộ Công nghiệp, Bộ Cơng thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… cần tiến hành thu thập thông tin, trao đổi xử lý và chuẩn hóa các thơng tin một cách thường xuyên và định kì. Các Bộ cần ban hành các định mức thông số kĩ thuật của ngành, xây dựng và cập nhật một bảng biểu các chi phí đối với các nguyên vật liệu liên quan đến cơng nghệ của ngành. Có như vậy, các cán bộ tín dụng mới có cơ sở đáng tin cậy để đánh giá và tiên đốn về tính hiệu quả của phương án cho vay,
qua đó mới thể hiện được hết mục đích của quy trình thẩm định tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng của công tác này.
Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động tín dụng
Đây là một chính sách hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân hàng của Nhà nước, nó tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định tín dụng nói riêng của các ngân hàng.
Hiện nay, mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng được hồn thiện, đầy đủ, rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. NHNN đã chỉnh sửa, bổ sung, ban hành mới một loạt quyết định, thông tư phù hợp với cơ chế hiện nay làm cho hoạt động tín dụng được thuận lợi hơn, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, NHNN vẫn cần theo dõi sát sao tình hình kinh tế để ban hành các văn bản, cơ chế về hoạt động tín dụng cho phù hợp với thực tế từng thời kì phát triển của nền kinh tế và của tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát đối với hoạt động này của ngân hàng. Nhà nước ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trong việc lập các tổ chức thanh tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường các tổ chức tín dụng để theo dõi và xử lý các vi phạm trong hoạt động tín dụng. Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định cho vay, hoàn thiện thủ tục vay vốn, đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng,…
Hoàn thiện, quy định thực hiện đồng bộ thống nhất chế độ kế toán, kiểm toán bắt buộc
Hiện nay,việc hợp nhất báo cáo tài chính ở nhiều tập đồn kinh tế ở nước ta rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Do có nhiều tập đồn kinh tế ở
cơng ty con trực thuộc tập đồn lại phân cấp thành nhiều công ty con cấp dưới. Mỗi đơn vị thành viên áp dụng các phương pháp kế tốn áp dụng khơng thống nhất. Việc thực hiện các chế độ kế tốn khách nhau gây khó khăn trong việc tổng hợp và hợp nhất các báo cáo, vì vậy để cải thiện tình trạng này Nhà nước nên yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện theo một chế độ kế tốn thơng nhất để tiện lợi và đỡ tốn thời gian.
Công việc kiểm tốn và cơng khai quyết toán phải được tiến hành thường xuyên đồng thời kết quả thẩm định cũng cần phải kiểm tốn trong và sau q trình thẩm định tín dụng của ngân hàng.Nhà nước cũng cần quy định rõ các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nghiê m trong các trường hợp đối tượng đi vay cung cấp thông tin giả để nhằm mục đích trục lợi. Nếu thực hiện được như vậy, các cán bộ tín dụng mới có những thơng tin chính xác trong q trình đánh giá, giải ngân vốn.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước
NHNN cần ban hành các văn bản chỉ đạo theo quy hoạch và định hướng tương lai phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kì, phù hợp với tình hình và khả năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước để định hướng cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng.Dựa vào đó, các ngân hàng có thế tự điều chỉnh hoạt động tín dụng của mình trong đó có cơng tác thẩm định tín dụng theo các định hướng của NHNN, phát huy được tối đa hiệu quả của ngân hàng mình.
NHNN cần thiết phải nghiên cứu và ban hành một cẩm nang chung về quy trình, nội dung, chỉ tiêu, thang điểm thẩm định tín dụng trong từng ngành để đảm bảo thống nhất, nâng cao hiệu quả phân tích đánh giá khách hàng. Những nội dung này cũng phải đảm bảo tính linh hoạt và thường xuyên xây dựng, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp. Mục tiêu này giúp tránh được tình trạng với một khách hàng mà mỗi ngân hàng xếp hạng một mức,
điều này gây ra khó khăn và nhầ m lẫn trong quá trình cập nhật thơng của trung tâm CIC.
NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, giá m sát, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đánh giá an toàn hoạt động đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; đồng thời cần hỗ trợ cho các ngân hàng trong cơng tác thẩm định tín dụng về mặt cơng nghệ thông tin, đào tạo bồi dưỡng cán bộ tín dụng ;thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các cán bộ tín dụng chủ chốt của các ngân hàng do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy.
NHNN cần xem xét đánh giá lại toàn bộ các quy định hiện hành về hoạt động tín dụng để kịp thời sửa chữa hồn thiện những thiếu sót, vướng mắtc từ các tổ chức tín dụng khi áp dụng hoạt động động thực tế. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần quan tâm đến phản hồi của các ban lãnh đạo các ngân hàng khi áp dụng các quy định vào thực tiến, cần tham khảo những khó khăn và tính khả thi thực hiện các quy định đó để đề ra các biện pháp khắc phục và sửa đổi kịp thời; tiến tới đưa ra chính sách đạt được các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
NHNN nên yêu cầu các ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin về tất cả khách hàng của mình, yêu cầu các tổ chức kinh tế cập nhật thông tin của đơn vị mình vào cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý. Để kiểm tra tính trung thực của các thông tin được đưa lên, Ngân hàng Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các đoàn cán bộ thanh tra đột xuất đến các tổ chức này, nếu tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lí về tài chính và sẽ bị khiển trách cơng khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Tuyên Quang. Nam Chi nhánh Tuyên Quang.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang cần đẩy nhanh q trình chuyển đổi mơ hình để đáp ứng các nhu cầu hiện tại của thị trường của tỉnh nhà. Tuyên Quang tuy là một tỉnh miền núi nhưng được thiên nhiên dành cho rất nhiều ưu đãi, có thể phát triển các ngành công nghiệp như chế biến nơng, lâm sản – do diện tích đất chiếm gần 90% là đất nông lâm nghiệp thuận lợi cho việc trồng trọt làm các sản phẩm đầu vào tự cung tự cấp ; khai thác và chế biến khống sản – do có hơn 200 điểm mỏ với hơn 30 loại khoáng sản đặc biệt là sắt và kim loại màu; phát triển du lịch tâm linh ( đền, chùa, miếu …), du lịch nghỉ dưỡng (suối nước nóng), du lịch danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử (các quần thể hang động, khu di tích lịch sử Tân Trào, Kim Bình,…). Vì vậy nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho các hoạt động để phát triển là rất lớn, nhất là nguồn vốn từ các ngân hàng có uy tín lớn trên địa bàn tỉnh như ngân hàng Cơng thương.
Mặt khác, cơng tác thẩm định tín dụng cho vay doanh nghiệp cần thiết phải làm chặt chẽ từ các quy trình đến các thủ tục, sự phối hợp tác nghiệp giữa các phòng ban - một mặt đem lại lợi ích cho ngân hàng, mặt khác phịng ngừa, phịng tránh các rủi ro nợ xấu. Chi nhánh cần đẩy mạnh cơng tác đào tạo cán bộ qua các chương trình tập huấn hoặc những chuyến đi học tập kinh nghiệm từ các ngân hàng khác để có thể rút kinh nghiệm và sửa chữa các sai sót cịn tồn đọng.