Khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 (Trang 26 - 32)

1.3. Khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp

1.3.2. Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Khấu hao trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp.

a. Phương pháp khấu hao đường thẳng.

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình qn trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Cơng thức xác định như sau:

MKH=NGKH T TKH=MKH NGKH × 100%= 1 T × 100% Trong đó:

MKH: Mức khấu hao hằng năm TKH: Tỷ lệ khấu hao hằng năm

T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)

Ngun giá TSCĐ là tồn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng. Tùy thuộc vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên giá TSCĐ có cách xác định cụ thể. Trường hợp TSCĐ hình thành do mua sắm thì nguyên giá bao gồm: giá mua thực tế phải trả, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế phí khơng bồi hồn và lãi vay vốn đầu tư TSCĐ phát sinh trong quá trình hình thành TSCĐ. Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc TSCĐ vơ hình, nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để xây dựng TSCĐ hoặc đầu tư để có TSCĐ vơ hình đó. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, ngun giá là giá trị còn lại hoặc nguyên giá xác định còn lại của TSCĐ cần phải khấu hao.

Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính cịn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thông thường được xác định trên tuổi thọ kĩ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đây là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt thiết kế kĩ thuật - cơng nghệ chế tạo, về tính kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ để xác định cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vơ hình.

Tỉ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từng nhóm, loại TSCĐ hoặc cho tồn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phương pháp tính tỉ lệ khấu hao bình qn cho tồn bộ TSCĐ được tính theo phương pháp bình qn gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xác định tỉ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự đồng nhất về phạm vi tính tốn giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu.

Việc tính tỉ lệ khấu hao bình qn cho tồn bộ TSCĐ của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong cơng tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Ưu điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng:

- tính tốn đơn giản

- chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành

- cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ.

Hạn chế:

- không phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, khơng đều đặn giữa các thời kì trong năm

- do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mịn vơ hình

b. Phương pháp khấu hao nhanh:

Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ.

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị cịn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao nhanh. Cơng thức tính tốn như sau:

MKHt=GCt× TKH đ

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

GCt: Giá trị còn lại TSCĐ ở đầu năm thứ t TKHđ: tỉ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ

t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1n)

Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỉ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là 2 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm; là 2.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm.

Thấy rằng khi khấu hao theo phương pháp số dư, do ảnh hưởng của yếu tố kĩ thuật tính tốn nên đến hết năm cuối sẽ cịn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi. Để khắc phục tình trạng này trong các năm cuối người ta thường chuyển sang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với phần giá trị TSCĐ chưa thu hồi hết. Hay nói cách khác doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Đối với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, trong những năm đầu, mức khấu hao sẽ được tính theo như phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm có điều chỉnh, cho đến khi mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm dần nhỏ hơn mức khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng thì sẽ sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để thực hiện trích khấu hao cho giá trị cịn lại của tài sản.

+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao của từng năm. Công thức như sau:

MKHt= NGKH× TKHt

MKHt: Mức khấu hao năm t

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:

- Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sử dụng chia cho cho tổng số thứ tự năm sử dụng.

- Cách 2: Áp dụng công thức sau:

TKHt=2( T-t +1) T (T +1)

Trong đó:

TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)

t: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao

Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh:

- giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư - hạn chế ảnh hưởng của hao mịn vơ hình

- tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp)

Hạn chế của phương pháp khấu hao nhanh:

- Khấu hao nhanh làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.

- Trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao khơng hồn tồn phù hợp với mức độ hao mịn của TSCĐ trong q trình sử dụng.

c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng cơng việc hồn thành. Cơng thức tính như sau:

MKHt=QSPt× MKHsp

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t

QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm.

Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh được hợp lí hơn mức độ hao mịn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực tế thực hiện.

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm công việc do TSCĐ thực hiện trong kì phải được rõ ràng, đầy đủ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)