1.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:
1.4.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
a. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp.
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa vào các căn cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo.
- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn.
- Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Quản lý sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vơ hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bảo tồn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ ngun hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong q trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khơng bảo tồn được vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:
1) Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mơ vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, khơng để mất vốn cố định.
Thơng thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá). Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục.
Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
2) Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp khơng để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mịn vơ hình.
Về ngun tắc: Là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cố định (hao mịn hữu hình và hao mịn vơ hình). Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mịn thực tế sẽ khơng bảo đảm thu hồi đủ vốn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Dựa vào ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp khấu hao và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị mà người đứng đầu hay kế toán trưởng sẽ chọn phương pháp khấu hao phù hợp với đơn vị mình và tuân thủ các điều kiện pháp luật để đăng ký với cơ quan thuế.
3) Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và cơng suất, kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng tránh tình trạng ứ đọng vốn.
4) Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phịng TSCĐ, khơng để xảy ra tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường.
Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc tính tốn kỹ hiệu quả của nó. Xem xét giữa chi phí sửa chữa cần với việc đầu tư mua sắm tài sản cố định mới để quyết dịnh cho phù hợp. Nếu chi phần sửa chữa lớn hơn mua sắm mới thì nên thay thế tài sản cố định cũ.
5) Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phịng tài chính, trích trước chi phí dự phịng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
6) Quản lý, sử dụng quỹ khấu hao chặt chẽ, hiệu quả.
Tài sản cố định sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mịn dần và được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm làm ra. Phần giá trị thu hồi được dưới hình thức khấu hao hình thành nên quỹ khấu hao. Do đó, việc lập kế hoạch khấu hao và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao là một trọng tâm trong công tác quản lý, sử dụng vốn cố định.
Lập kế hoạch khấu hao là dự kiến trước số tiền khấu hao phải trích và phân phối sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định. Việc lập kế hoạch khấu hao hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch khấu hao, doanh nghiệp thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng nguồn tài chính. Do vậy, kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định.
Trình tự và nội dung lập kế hoạch khấu hao gồm:
Bước 1: Xác định phạm vi tài sản cố định phải trích khấu hao và tổng nguyên
giá tài sản cố định phải trích khấu hao đầu kỳ kế hoạch.
Về ngun tắc thì mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao (trừ những tài sản đã khấu
hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh). Những TSCĐ khơng tham gia vào hoạt động kinh doanh thì khơng phải trích khấu hao, bao gồm: - TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hô. - TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như: nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những TSCĐ phục vụ chung cho toàn nhu cầu xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như: đê đập, cầu cống, đường xá,… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Trường hợp nếu ngay thời điểm đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính cam kết khơng mua tài sản th tài chính thì doanh nghiệp đi th được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Bước 2: Xác định giá trị tài sản cố định bình quân tăng, giảm trong kỳ kế
hoạch và nguyên giá bình quân tài sản cố định phải trích khấu hao trong kỳ. - Xác định TSCĐ đầu kỳ cần tính khấu hao
Nếu việc lập kế hoạch khấu hao của năm được bắt đầu vào cuối quý III (đầu q IV) thì ngun giá TSCĐ đầu năm cần tính giá được xác định:
NGđ= NGđ 4+ NGt 4- NGg 4
Trong đó:
NGđ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao
NGt4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến tăng trong quý IV cần tính khấu hao NGg4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến giảm trong q IV thơi tính khấu hao
- Xác định TSCĐ tăng cần tính khấu hao (hoặc giảm thơi tính khấu hao) năm kế hoạch NGt=NGt× Tsd 12 NGg=NGg×(12- Tsd) 12 Trong đó:
NGt: Ngun giá bình qn TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch
NGg: Ngun giá bình qn TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch NGt: Nguyên giá TSCĐ tăng cần tính khấu hao
NGg: Nguyên giá TSCĐ giảm cần tính khấu hao
Tsd: Thời gian sử dụng trong năm kế hoạch (theo nguyên tắc chẵn tháng) - Xác định tổng ngun giá bình qn TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
NG = NGđ+ NGt- NGg
Trong đó:
NG : Tổng nguyên giá bình qn TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
NGđ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao
NGt: Ngun giá bình qn TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch
NGg: Ngun giá bình qn TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch
Mức khấu hao bình qn được xác định theo cơng thức:
Mk= NG × Tk
Trong đó:
Mk: Mức trích khấu hao TSCĐ trong năm kế hoạch
NG: Tổng ngun giá bình qn TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
Tk: Tỷ lệ khấu hao bình quân của doanh nghiệp (tỷ lệ này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn)
Bước 4: Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ.
Là việc phân phối và sử dụng số tiền trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ của doanh nghiệp.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà nguồn vốn chủ sở hữu cố thể là vốn đầu tư ban đầu hoặc đầu tư bổ xung từ ngân sách Nhà nước, góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần, vốn tự bổ xung từ lợi nhuận doanh nghiệp.
Đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao lũy kế thu được để tái đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ của mình, nếu chưa có nhu cầu đổi mới TSCĐ doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao thu được để phục vụ cho sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
Đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, theo nguyên tắc doanh nghiệp phải sử dụng số tiền khấu hao thu được để trả nợ gốc vôn vay. Tuy nhiên, trong thực tế chưa đến kỳ trả nợ các doanh nghiệp có thể sử dụng cho các họat động đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
7) Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
c. Phân cấp quản lý vốn cố định.
Để quản lý vốn cố định (hay TSCĐ) doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong đó, quy định rõ thẩm quyền trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị thuộc doanh nghiệp đối với phần vốn cố định hay TSCĐ do họ trực tiếp quản lý và sử dụng.
Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ của một doanh nghiệp cần có: - Các quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và sử dụng TSCĐ.
- Các quy định về quản lý và sử dụng TSCĐ.
Đặc biệt với các doanh nghiệp Nhà nước, các quy chế quản lý TSCĐ điều đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật hiện hành, do TSCĐ của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước và được coi là tài sản công. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo ngun tắc có hồn trả.
- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.