Tình hình tiêu thụ năm 2008, 2009

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 41 - 47)

1. 4.5 Chất lượng sản phẩm tiêu thụ

2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty trong những năm gần đây.

2.2.2.1 Tình hình tiêu thụ năm 2008, 2009

Năm 2009 so với năm 2008 khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty đều giảm đáng kể. Một số mặt hàng giảm trong đó giảm mạnh nhất là mặt hàng sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa với mức giảm sản lượng tiêu

thụ là 2690 m3 tương đương 79,12% dẫn đến doanh thu tiêu thụ thu được từ mặt hàng này giảm 2,648 triệu đồng tương đương 26,20%.

Giá bán bình qn/đvị sp của các mặt hàng đều có dự thay đổi so với giá bán năm 2008. Trong đó thay đổi nhiều nhất là sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa với giá bán tăng lên 7,637 trđ/m3 . Do sự biến động của sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân đã làm cho tổng doanh thu bán hàng năm 2009 so với năm 2008 giảm 133546,6 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 26,41%.

Thứ nhất, sản lượng tiêu thụ: năm 2009 thì sản lượng tiêu thụ của

các mặt hàng chính đều giảm so với 2008. Trong điều kiện giá bán khơng đổi thì sản lượng tiêu thụ giảm sẽ làm giảm doanh thu. Sự suy giảm trên trước hết là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng và sau nữa một phần do cơng tác thúc đẩy tiêu thụ của công ty. Trong năm 2009, thị trường tiêu thụ của công ty bị thu hẹp dẫn đến sản lượng tiêu thụ của sản phẩm cũng giảm sút: một số hợp đồng với các đối tác của công ty bị cắt giảm, hủy bỏ gây ra sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu tiêu thụ (đa số khách hàng chỉ đặt số lượng bằng 30 – 60% hợp đồng cũ). Sản lượng tiêu thụ giảm sút phần nhiều do sức mua của người tiêu dùng bị giảm. Khủng hoảng làm gia tăng lạm phát, chỉ số giá CPI của năm 2009 vào khoảng 7%, làm cho mọi mặt hàng đều tăng giá từ hàng thiết yếu đến hàng cao cấp.

Nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng trong năm 2009 gặp khủng hoảng dẫn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng bị tác động mạnh. Các phân đoạn thị trường chính của cơng ty đều giảm nhu cầu về sản phẩm của công ty, các đối tác làm ăn lâu dài cũng không cịn duy trì được những đơn đặt hàng với khối lượng lớn như trước. Hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty ở các tỉnh Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đắc Lắc.. cũng khơng thể vận hành hết công suất.

Luận văn cuối khóa Mặc dù có gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nhưng công ty vẫn thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm thúc mạnh việc bán hàng như chính sách đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Cùng với đó thì cơng ty cũng đã thực hiện đầu tư cải tiến mẫu mã với hình thức mẫu mã đẹp hơn, đơn giản dễ nhận biết hơn, có in biểu tượng của công ty tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm của công ty (các sản phẩm bao bì, đồ gỗ, nơng sản). Điều này cũng góp phần làm tăng tiêu thụ của cơng ty, mở ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.

Nhận thấy vai trị quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại cơng ty cũng đã chú trọng quan tâm tới các biện pháp quảng bá hình ảnh sản phẩm của cơng ty, năm qua công ty cũng đã dành 8% CPBH cho quảng cáo trong khi đó quảng cáo năm 2008 chỉ chiếm có 6%, cơng ty đã giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo đặc biệt vào những dịp lễ lớn thì cơng ty cũng có quảng cáo trên truyền hình nhưng mật độ quảng cáo vẫn cịn ít. Cơng ty vẫn cố gắng duy trì những hoạt động xúc tiến thương mại trong điều kiện khó khăn nhằm tăng doanh thu bán hàng so với kế hoạch.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc giảm doanh thu đó là sự tăng giá bán. Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy giá bán của một số mặt hàng tăng, một số

thì giảm. Nguyên nhân của việc tăng giá là do giá cả đầu vào nguyên vật liệu của tất cả các mặt hàng đều tăng, để đảm bảo bù đắp được chi phí cơng ty phải tăng giá bán, bên cạnh đó thì năm 2009 cơng ty cũng chú trọng đầu tư mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Tăng mạnh nhất là sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa tăng 7,637trđ/m3 tương ứng tăng 253,46%. Giá bán tăng cũng là một lý do dẫn đến khối lượng sản phẩm bán ra giảm làm cho doanh thu giảm. Việc tăng giá bán là một nguyên nhân khách quan, nằm ngồi sự kiểm sốt của công ty. Do sự biến động của thị trường, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của công ty lẫn giá mua vào của các mặt hàng công ty kinh doanh, buôn bán tăng lên. Điều này dẫn tới việc làm giảm khối lượng sản

phm ca cụng ty tiêu thụ trên thị trường, là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm mạnh so với năm 2008 (giảm 133.546,6 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 26,41%). Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, ô tô - xe máy, gỗ dán xuất khẩu có giá bán giảm tương ứng 18,66%, 21,46% và 14,2%. Các mặt hàng này tuy có giá bán giảm so với năm 2008 nhưng chỉ có mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ là doanh thu tiêu thụ tăng tương ứng 12,96% cịn lại thì giá bán giảm khơng khuếch đại được doanh thu mà còn cùng với việc sản lượng tiêu thụ giảm làm cho doanh thu tiêu thụ giảm (ô tô, xe máy là 60,04%; gỗ dán xuất khẩu 50.48%).

Các sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa có giá bán tăng 253,46% là cho doanh thu giảm 2.684,623 tỷ đồng tương ứng 26,2%. Việc giá bán các sản phẩm từ gỗ tăng mạnh như vậy là do nguồn ngun liệu tăng giá và cịn khơng đủ cung cấp cho sản xuất (nguyên liệu lấy từ trong nước chỉ đủ đáp ứng 20% nhu cầu, còn lại 80% là phải nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, Indonexia), điều này khiến cho giá bán của sản phẩm tăng, khơng cạnh tranh nổi với hàng hóa của Trung Quốc tràn lan trên thị trường. Một điều nữa là quy trình sản xuất, chế biến của cơng ty cịn lạc hậu, chưa chun mơn hóa dẫn đến việc lãng phí ngun liệu, tiền bạc và nhân công làm tăng giá bán giảm doanh thu.

Gỗ dán xuất khẩu có giá bán giảm 14,2% nhưng sản lượng tiêu thụ cũng giảm 42,28% làm cho doanh thu từ mặt hàng này giảm 7.771,22 tỷ đồng. Các mặt hàng nơng sản: sắn lát, ngơ, đậu tương có giá bán tăng nhẹ với mức 5,04% nhưng sản lượng lại giảm mạnh 34,96% (đây là một trong những mặt hàng kinh doanh chính của cơng ty trong những năm gần đây) điều này làm doanh thu từ sắn lát, ngô, đậu tương giảm 11.046,501 tỷ đồng tương ứng 31,67%. Các sản phẩm ô tô – xe máy của công ty vừa bị giảm giá bán xuống 21,46% vừa bị giảm sản lượng 57,76% khiến doanh thu mặt hàng này giảm 77.468,908 tỷ đồng. Đây là sự sụt giảm lớn nhất, gây ảnh

Luận văn cuối khóa hưởng lớn nhất tới tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm và làm doanh thu giảm nghiêm trọng.

Một nguyên nhân chung khác của việc doanh thu bị giảm nữa là do sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều cơng ty có vốn ghóp của nước ngồi với số vốn lớn, đầu tư cơng nghệ hiện đại do đó tiết kiệm được chi phí, giá bán thấp hơn. Cơng ty vì vậy cũng phải hạ giá bán để cạnh tranh, điều đó cũng làm doanh thu tiêu thụ giảm xuống.

Như vậy với việc giá bán bình quân thay đổi cùng với sự giảm sút của khối lượng sản phẩm tiêu thụ làm cho doanh thu của của năm 2009 giảm rõ rệt so với năm 2008. Công ty cần phải đặc biệt quan tâm đến hai yếu tố giá bán và sản lượng để đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm cải thiện doanh thu, tối đa lợi nhuận cho những chu kì sản xuất kinh doanh sau.

Bng 2.3: So sánh tiêu thụ năm 2008, 2009 Tên sp

Sản lượng tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ Năm

2009

Năm 2008

Tăng,

giảm % Năm 2009 Năm 2008 Tăng, giảm %

1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa 710 3.400 -2.690 -79.12 7.561.970.000 10.246.593.949 -2.684.623.949 -26.20 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ 1.000 720 280 38.89 12.707.090.163 11.249.083.206 1.458.006.957 12.96 3. Gỗ dán xuất khẩu 2.000 3.465 -1.465 -42.28 7.622.156.077 15.393.376.968 -7.771.220.891 -50.48 4. Sắt thép 7.000 7.000 60.062.106.448 60.062.106.448

5. Sắn lát, ngô, đậu tương 74.800 115.000 -40.200 -34.96 238.305.783.202 348.770.798.812 -11.046.501.561 -31.67 6. Cồn Ethanol XK

7. Ơ tơ, xe máy 8.000 18.500 -10.500 -56.76 39.833.681.185 117.303.589.446 -77.469.908.261 -66.04

8. KD dịch vụ, khách sạn 3.625.602.167 2.276.222.219 1.349.379.948 59.28

9. KD khác 2.375.291.510 400.616.926 1.974.674.584 492.91

Luận văn cuối khóa

Bảng 2.4: So sánh đơn giá bình qn 1 đvị sản phẩm năm 2008 và 2009

Tên sp Đơn giá bq 2008(trđ) Đơn giá bq 2009(trđ) Tăng, giảm (trđ) % 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa 3.013 10.65 7.637 253.46 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ 15.623 12.707 -2.916 -18.66 3. Gỗ dán xuất khẩu 4.442 3.811 -0.631 -14.2 4. Sắt thép 8.58

5. Sắn lát, ngô, đậu tương 3.032 3.185 0.153 5.04 6. Cồn Ethanol XK

7. Ơ tơ, xe máy 6.34 4.979 -1.361 -21.46

8. KD dịch vụ, khách sạn 9. KD khác

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)