2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1 Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết về tín dụng chính sách
tín dụng chính sách
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhận bàn giao các chương trình cho vay từ NHNo&PTNT, từ Kho bạc Nhà nước, ký kết hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị xã hội là: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến Binh và Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, triển khai các chương trình cho vay từ 2 chương trình (năm 2003) nay lên đến 14 chương trình.
Hiện nay, NHCSXH Hà Tĩnh đang triển khai cho vay 13 chương trình tín dụng ưu đãi đó là: Cho vay giải quyết việc làm( lãi suất 7,2%/năm); cho vay hộ nghèo (lãi suất 7,2%/năm); cho vay xuất khẩu lao động (lãi suất 7,2%/năm); cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay học sinh,
sinh viên (lãi suất 7,2%/năm); cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (lãi suất 9,6%/năm); cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 167 (lãi suất 3%/năm); cho vay hộ cận nghèo (lãi suất 8,64%/năm); cho vay chăn ni lợn bể Bioga (lãi suất 9,6%/năm); cho vay chịi tránh lũ (lãi suất 3%/năm).
* Thủ tục và quy trình cho vay của NHCSXH
a). Phương thức cho vay ủy thác
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (M.01/TD).
Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (M.03/TD).
Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (M.04/TD).
Sổ vay vốn.
Biên bản họp Tổ TK&VV (M.10A/TD).
Bộ hồ sơ vay vốn đối với phương thức ủy thác cho vay, được áp dụng chung cho tất cả các chương trình có thực hiện ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức Hội.
Quy trình cho vay
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
(1) (7) (6) (8) (2) (3) (5) (4) Hộ vay vốn Tổ TK&VV UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CTXH cấp xã
Trình tự các bước như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm
phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV. Trên giấy đề nghị vay vốn, người vay phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu và có đầy đủ chữ ký của người vay.
Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để bình
xét những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận.
Đây là các bước hết sức quan trọng, “Xác định đúng đối tượng được vay
vốn”. Vì vậy, tổ chức Hội chủ quản phải chỉ đạo sát sao các Tổ TK&VV để việc
bình xét đạt được u cầu“Cơng khai, công bằng, dân chủ và khách quan, đúng đối
tượng”. Để làm tốt nội dung này, trước khi họp bình xét, trưởng thơn và tổ chức
Hội, đoàn thể phải quán triệt các Tổ TK&VV các nội dung sau:
+ Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chương trình cho vay.
+ Khơng được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay.
+ Mục đích cho vay của mỗi Hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết về mức vốn, thời hạn vay vốn phù hợp và phải được các thành viên trong Tổ nhất trí.
+ Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn vay không phát huy được hiệu quả làm mất uy tín của tổ chức Hội, đồn thể, NHCSXH và ảnh hưởng kết quả sử dụng vốn vay.
+ Các thành viên trong Tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng trường hợp Hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay nhận thức đúng về đồng vốn tín dụng chính sách ưu đãi.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo
dõi địa bàn, hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD, mẫu 10A/TD đã được UBND xác nhận.
Lưu ý: Trước khi gửi hồ sơ vay vốn của Tổ cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa
bàn xã, Tổ trưởng phải kiểm soát cẩn thận (đủ các giấy tờ liên quan, khơng được tẩy, xóa đủ chữ ký hộ vay, phần xác nhận của UBND xã phải cụ thể, có đủ dấu, chữ ký và gửi bản chính khơng được gửi bản photocopy).
Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng
quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ.
- Trình Giám đốc phê duyệt cho vay các hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; lập thông
báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã. Để tiết giảm chi phí, ngày thơng báo giải ngân nên trùng vào ngày giao dịch cố định tại xã (trừ trường hợp phải giải ngân theo mùa vụ như cho vay HSSV hoặc theo chỉ tiêu kế hoạch bổ sung, đột xuất).
Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD của
NHCSXH, UBND cấp xã thơng báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đồn thể cấp xã.
Việc NHCSXH gửi Thông báo đến UBND để họ nắm bắt được nguồn vốn đầu tư cho xã và có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp hộ vay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Đồng thời để bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp cùng NHCSXH đảm bảo an toàn cho buổi giải ngân.
Bước 6: Nhận được thông báo mẫu số 04/TD từ UBND cấp xã, Tổ chức Hội,
đồn thể cấp xã thơng báo cho Tổ TK&VV. Khi nhận được thông báo giải ngân của NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể sẽ nắm bắt được các Tổ giải ngân đợt này để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và chủ động bố trí cán bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải ngân. Trường hợp trong xã có nhiều Tổ được giải ngân, tổ chức Hội, đoàn thể chủ động kế hoạch phân chia về thời gian theo nhóm các Tổ để tổ viên đến lĩnh tiền đúng giờ, tránh mất thời gian.
Bước 7: Tổ TK&VV thơng báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết số tiền
Tổ phải cụ thể về thời gian, địa điểm và yêu cầu hộ mang theo Chứng minh nhân dân để lĩnh tiền. Trường hợp, người đứng tên vay vốn không đi được phải làm giấy ủy quyền cho thành niên khác trong gia đình, có đủ năng lực hành vi dân sự đến lĩnh tiền (giấy ủy quyền phải có xác nhận của UBND cấp xã) và phải mang theo Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đến lĩnh tiền.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay. Để buổi giải
ngân đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn trực tiếp tham gia buổi giải ngân phải chủ động sắp xếp các công việc như: hồ sơ vay vốn, dự kiến thu nợ, thu lãi (nếu có) để chuẩn bị lượng tiền cần thiết giải ngân, các giấy tờ liên quan, phương tiện làm việc...; Giám đốc phân công trách nhiệm từng cán bộ Tổ giao dịch phải rõ ràng và phù hợp với chuyên môn, năng lực và sở trường mỗi cán bộ. Trong quá trình làm việc, cán bộ phải tự giác, nghiêm túc và tuân thủ theo đúng quy trình đã quy định.
b). Phương thức cho vay trực tiếp
Hồ sơ vay vốn: tùy theo từng khách hàng vay vốn cụ thể, NHCSXH có
hướng dẫn các mẫu biểu cho phù hợp. Trường hợp, khách hàng là cá nhân hộ gia đình (chương trình cho vay giải quyết việc làm) thì bộ hồ sơ chỉ gồm Hồ sơ vay vốn; khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế thì bộ hồ sơ gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn;
* Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư
Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.
* Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2
năm liền kề và kỳ gần nhất.
* Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch vụ.
Ngoài ra, hồ sơ còn các giấy tờ do NHCSXH lập và ngân hàng cùng khách hàng lập như: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, phiếu thẩm định…
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
Trình tự các bước như sau:
Bước 1. Khách hàng lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp xã
nơi thực hiện dự án để xác nhận. (Riêng cho vay đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn mồ cơi cha và mẹ, Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn được trình nhà trường để xác nhận).
Bước 2. Cán bộ Tín dụng được phân cơng trực tiếp thẩm định dự án, phương
án. Việc thẩm định được thực hiện theo phương pháp “thẩm định tín dụng DN nhỏ” Trường hợp khơng cho vay, NHCSXH phải lập thông báo mẫu 04/TD gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay.
Bước 3. NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và
hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của cơ quan Cơng chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.
- Lưu ý đối với các thành phần tham gia trong quy trình vay vốn:
+ Đối với Khách hàng vay vốn: Dự án vay vốn phải chứng minh được mục đích vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và phải có đầy đủ hồ sơ có liên quan theo quy định của NHCSXH.
+ Đối với UBND cấp xã: Việc xác nhận Dự án vay vốn của khách hàng phải đảm bảo đúng quy định.
Người vay vốn UBND cấp xã
NHCSXH (1)
+ Đối với NHCSXH: quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định phải nắm vững kiến thức và phương pháp thẩm định tín dụng.
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Hàng năm NHCSXH Hà Tĩnh căn cứ kế hoạch tín dụng để kế hoạch hóa các nguồn vốn trình NHCSXH Việt Nam trên cơ sở tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách của tỉnh. Đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 2.747.475 triệu đồng.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014.
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn Năm 2011
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Đạt Tăng so với 2011 (%) Đạt Tăng so với 2012 (%) Đạt Tăng so với 2013 (%) Vốn TW 2.693.163 2.925.993 8,6% 3.046.296 4,1% 3.060.663 0,5% Huy động 35.312 50.666 43,5% 56.300 11,1% 170.744 203,3% Ngân sách tỉnh 19.000 22.300 17,4% 28.600 28,3% 38.700 35,3% Tổng cộng 2.747.475 2.998.959 9,2% 3.131.196 4,4% 3.269.663 4,4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 2.998.959 triệu đồng tăng 9,2% so với năm 2011, năm 2013 đạt 3.131.196 triệu đồng tăng 4,4% so với năm 2012, năm 2014 đạt 3.269.663 triệu đồng tăng 4,4% so với năm 2013. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy nguồn vốn trung ương chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 90%), trong khi nguồn vốn huy động và nguồn Ngân sách tỉnh chuyển qua chiếm khá thấp ( <10%).
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm.
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn 2011-2014
Như chúng ta đã biết tại Ngân hàng chính sách xã hội Hà Tĩnh hàng ngày hàng giờ đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú. Căn cứ vào kết quả thu được ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản tại Ngân hàng và có vị thế hết sức quan trọng. Vì vậy, mà cơng tác huy động vốn tại Ngân hàng ngày càng được chú trọng theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Ngân hàng cũng xác định cho mình một chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để có nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng có quan hệ thường xuyên tại Ngân hàng, mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn.
Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2014. Đơn vị: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tuyệt đối Số tuơng đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Nguồn vốn huy động 35.312 50.666 56.300 170.744 15.354 43,5% 5.634 11,1% 114.444 203,3 %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014 tăng,cụ thể năm 2011 vốn huy động đạt 35.312 triệu đồng năm 2012 tăng 43,5% so với 2011; năm 2013 tăng 11,1% so với năm 2012 và năm 2014 nguồn vốn huy động tăng mạnh so với năm 2013,đạt 203,3% so với năm 2013.
Mặc dù nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng nguồn vốn nhưng vốn huy động tăng chứng tỏ rằng trong những năm qua Ngân hàng đã có cố gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động sáng tạo để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi cũng như tiền gửi tiết kiệm, phục vụ khách hàng với thái độ văn minh, lịch sự và có trách nhiệm, đơn giản các thủ tục rườm rà không cần thiết. Kết quả cho thấy Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định.
2.2.3 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Để đáp ứng và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các Ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và NHCXH Hà Tĩnh cũng vậy. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín dụng .
Thực chất vấn đề cho vay vốn của Ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay tăng hơn khơng mà phải xem xét chất lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà chi nhánh cho vay có đúng mục đích hay khơng, khách hàng có trả được nợ hay khơng và trả nợ có đúng
hạn khơng. Vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng phải được xem xét trên các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn...và các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng tại chi nhánh. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh:
Bảng2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2014.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền So với 2011 (%) Số tiền So với 2012 (%) Số tiền So với 2013 (%) Doanh số cho vay 959.757 865.210 -9.9% 903.125 4.4% 1.010.133 11.8%
Doanh số thu nợ 405.834 619.090 52.6% 766.099 23.7% 872.784 14% Dư nợ 2.748.049 2.994.169 0.9% 3.131.196 4.6% 3.268.545 4.4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Nhìn vào bảng 2.3 và đồ thị 2.2 trên ta thấy:
- Số tiền cho vay tại chi nhánh qua các năm có tăng lên đáng kể, duy chỉ có