Dư nợ uỷ thác thơng qua các tổ chức chính trị xã hội:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chính sách tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 46)

Trong 14 chương trình cho vay, có 13 chương trình thực hiện cho vay uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội đó là: Cho vay giải quyết việc làm; cho vay hộ nghèo; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn; cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 167; cho vay hộ cận nghèo; cho vay chăn ni lợn bể Bioga; cho vay chịi tránh lũ.

NHCSXH Hà Tĩnh đã ký hợp đồng dịch vụ ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thực hiện chi trả chi phí dịch vụ ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội như sau:

- Năm 2004, khi bắt đầu triển khai thực hiện, phí dịch vụ chi trả là từ 0,03 - 0,04%/tháng tính trên số lãi thực thu và chi trả cho tổ chức chính trị xã hội cấp xã.

- Năm 2005, phí dịch vụ ủy thác được thay đổi tăng lên 0,08%/tháng và hiện nay là 0,045%/tháng và được phân bổ cho cả 4 cấp hội theo tỷ lệ: Cấp xã 84%, cấp huyện 8%, cấp tỉnh 5%, cấp trung ương 3%.

* Kết quả cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội.

Đến 31/12/2014 tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội đạt 3.254.524 triệu đồng, tăng 533.324 triệu đồng so với năm 2011, trong đó:

- Hội nơng dân: 1.246.809 triệu đồng, chiếm 38,3%. - Hội Phụ nữ: 1.097.691 triệu đồng, chiếm 33,7%. - Hội Cựu chiến binh: 531.105 triệu đồng, chiếm 16,3%. - Đoàn thanh niên: 378.919 triệu đồng, chiếm 11,7%.

Thông qua phương thức uỷ thác từng phần, vốn được giải ngân nhanh chóng, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo mơ hình tổ TK&VV có sự tham gia quản lý của các tổ chức chính trị xã hội, bình xét cơng khai, dân chủ, NHCSXH chuyển tiền về xã giải ngân trực tiếp đến người vay... đã tạo được kênh dẫn vốn ổn định, có hiệu quả giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi, đúng đối tượng.

Bảng 2.5: Dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014. năm 2011 – 2014.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng dư nợ

Dư nợ cho vay trực tiếp

Dư nợ cho vay uỷ thác Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

2011 2.748.049 26849 1% 2.721.200 99%

2012 2.994.169 24847 0,8% 2.969.322 99,2%

2013 3.131.196 17523 0,6% 3.113.673 99,4%

2014 3.268.545 14021 0,4% 3.254.524 99,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)

cao trong tổng dư nợ và tăng theo thời gian, năm 2011 là 99%, năm 2012 là 99,2%, năm 2013 là 99,4%, và năm 2014 là 99,6%. Điều đó càng chứng minh việc cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị là đúng đắn; một số chương trình trước đây được NHCSXH cho vay trực tiếp thì nay cũng chuyển qua cho vay ủy thác như chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động.

Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch trong thời gian qua chúng ta đã có một cách nhìn về hoạt động tại Ngân hàng CSXH chi nhánh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chính sách tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)