Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty TNHH thép ánh ngọc (Trang 86 - 88)

3.1 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1 bối cảnh kinh tế xã hội

Năm 2013 là năm thứ 6 Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mơ kéo dài nhất , tính từ đầu thập niên 1990 tới nay. Nền kinh tế bắt đầu hồi phục nhưng dấu hiệu hồi phục còn rất chậm.

Cũng như nhiều nghành khác, trong năm 2013 ngành thép phải đối mặt với nhiều khó khắn mặc dù Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp điều hành kinh tế như kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và giảm lãi suất cho vay. Các hoạt động đầu tư công trong năm qua đã hạn chế trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thép phục vụ xây dựng. Ngoài ra, bất động sản hồi phục chưa rõ rang khi các gói hỗ trợ chưa thật sự phát huy tác dụng, cũng làm giảm lượng thép xây dựng tiêu thụ vốn là mặt hàng chủ lực của ngành thép.

Theo thống kê từ hiệp hội thép thì tiêu thụ thép xây dựng năm 2013 giảm 9.43% so với năm 2012, đạt 4,957 triệu tấn ( năm 2012 là 5,473 triệu tấn). Về hoạt động xuất nhập khẩu, trong năm qua Việt Nam đã nhập hơn 10 triệu tấn sắt thép các loại với giá trị khoảng 7 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD. Như vậy trong nước đã nhập siêu khoảng 5 tỷ USD. Hiện nay đứng trước tình hình nhập khẩu ồ ạt các loại thép cuội cán nguội (CRC), thép cuội và tâm cán nóng,… có chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vào Việt Nam dưới các loại

thép khác để hưởng thuế suất 0%. Hiệp hội thép đang cảnh báo đề xuất điều chỉnh thuế suất chống phá giá thị trường trong nước.

Hiện tại có khoảng 400 doanh nghiệp thép tham gia vào hoạt động sản xuất thép. Các loại thép như thép cuộc cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm lá… phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại thép phục vụ xây dựng như thép thanh, thép cuộn, thép hình thì năng lực trong nước đang dư cung lớn và thậm trí đang bị áp lực từ nhập khẩu từ Trung Quốc mặt hàng này.

Trong năm 2013, đã có thêm 5 nhà máy thép đi vào hoạt động nâng tổng công suất cả ngành lên 11 triệu tấn/năm, so với nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt 50%. Nhiều doanh ngiệp thép đã giảm công suất xuống một nữa để hạn chế hàng tồn kho.

Về hoạt động thép những tháng đầu năm 2014 thì trong tháng 1 tình hình tiêu thụ cịn yếu nên sản lượng sản xuất chỉ ở mức 320 nghìn tấn giảm 29.1% so với tháng trước và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thép tồn kho ở các doanh nghiệp cịn khoảng 437 nghìn tấn… Tình hình tiêu thụ tháng 2 vẫn chưa có tín hiệu cải thiện và lượng tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao. Tình hình tiêu thụ thép dự kiến trong các tháng tới vẫn ở mức thấp và lượng hàng tồn kho vẫn sẽ ở mức cao.

Vì vậy vấn đề cơ cấu lại ngành thép trong nước để có thể cạnh tranh là rất cấp bách khi hàng rào thuế quan năm 2014 sẽ phải tháo bớt trong khi hoạt động xuất khẩu vẫn phải đối mặt với sức ép kiện phá giá ngược lại của các nước khác. Nhiệm vụ sắp tới của ngành thép trong nước cần nâng cao năng lực hướng tới sản xuất những mặt hàng trong nước còn thiếu như thép tấm lá, thép chế tạo và

giảm dần các loại thép trong nước đang thừa cung lớn và hạn chế nhập các mặt hàng đang thừa. Ngoài ra việc cấp phép ồ ạt cho các dự án thép trong những năm qua đã dẫn đến việc dư thừa cung. Sắp tới bộ cơng thương sẽ rà sốt lại các dự án thép xây dựng thơng thường.

Nhìn chung, bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng có dấu hiệu hồi phục nhưng còn chậm. Ngành thép trong những tháng còn lại của năm 2014 và những năm tới vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Cung ngành thép vẫn vượt xa cầu ngành thép, cộng thêm sức ép từ nhập khẩu. Việc này sẽ khiến các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với sức ép cạnh tranh và sản lượng tiêu thụ thấp, lượng hàng tồn kho cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty TNHH thép ánh ngọc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)