Giảm tỷ trọng nợ phải thu trên tổng tài sản và cân đối giữa quy mô vốn bị

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty TNHH thép ánh ngọc (Trang 94)

Tỷ trọng nợ phải thu trên tổng tài sản của cơng ty cuối năm 2013 có giảm so với cuối năm 2012 nhưng vẫn ở mức cao là 40,28%. Việc tỷ trọng nợ phải thu trên tổng tài sản ở mức cao sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn của cơng ty từ đó ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của cơng ty. Cơng ty cần xem xét có biện pháp để giảm tỷ trọng này. Cơng ty có thể tăng tài sản và giảm các khoản nợ phải thu. Tăng cường cơng tác thu hồi nợ và duy trì lượng tiền cần thiết để đảm bảo khả năng thanh tốn của cơng ty.

Tại cuối năm 2013, quy mô vốn bị chiếm dụng của công ty là 21.886.881.035 đồng, cao gấp 2,46 lần so với quy mô vốn đi chiếm dụng (đạt 8.883.697.308 đồng). Việc này gây lãng phí và tăng chi phí sử dụng vốn của cơng ty. Vì vậy cơng ty cần xem xét và đưa ra các biện pháp giảm quy mô vốn bị chiếm dụng, tăng quy mô vốn đi chiếm dụng để cân bằng, giảm chi phí sử dụng vốn của cơng ty. Cơng ty tăng cường cơng tác thu hồi nợ và bên cạnh đó tận dụng các cơ hội mua chịu để tăng quy mô vốn đi chiếm dụng để tận dụng nguồn vốn của các công ty khách cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2.4 Cơng ty nên xem xét và áp dụng hình thức bao thanh tốn

Bao thanh tốn (factoring) là nghiệp vụ mà theo đó cơng ty có cơng nợ phải thu sẽ bán lại những khoản phải thu của khách hàng cho một công ty chuyên làm nghiệp vụ thu hồi nợ. Về phía cơng ty bán nợ, sau khi bán các khoản phải thu sẽ khỏi phải bận tâm đến việc thu nợ mà chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh.

Để quyết định có sử dụng bao thanh tốn hay khơng cơng ty phải so sánh giữa việc thu hồi nguyên một khoản phải thu trong tương lai có kèm theo rủi ro và tốn kém chi phí với việc thu ngay ở hiện tại một số tiền bằng khoản phải thu

trừ đi một khoản bao thanh tốn. Để quyết định chắc chắn có sử dụng dịch vụ “bao thanh tốn” hay tự mình thu hồi các khoản nợ cần thực hiện tuần tự các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, bao gồm:

- Lãi suất chiết khấu mà công ty chuyên mua bán nợ yêu cầu, giả sử là rCK %/tháng.

- Phí bao thanh tốn của cơng ty mua bán nợ, giả sử là rTT %/giá trị hợp đồng bao thanh tốn.

- Chi phí cơ hội vốn của doanh nghiệp, giả sử là rCH %.

Bước 2: Sử dụng các thơng tin trên để tính tốn trong 2 trường hợp

a. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bao thanh tốn thì số tiền doanh nghiệp nhận được (VTH1) là:

VTH1 = VPT – VPT.rCK.n – VPT.rTT = VPT(1-n.rCK-rTT) Trong đó : VPT trị giá khoản nợ phải thu (đồng)

n là thời hạn thanh toán ( tháng)

b. Trường hợp doanh nghiệp khơng sử dụng dịch vụ “bao thanh tốn”, thì sau n tháng doanh nghiệp thu được (VPT) đồng. Nếu qui số tiền này về hiện tại thì thực chất doanh nghiệp chỉ thu được số tiền (VTH2) là:

VTH2 =

Bước 3: Tiến hành so sánh VTH1 và VTH2 để đưa ra quyết định:

- Nếu VTH1 > VTH2 doanh nghiệp quyết định sử dụng.

- Nếu VTH1 = VTH2 tùy theo tình hình thực tế để quyết định.

Để đưa ra quyết định có sử dụng dịch vụ bao thanh tốn hay khơng, có thể xem xét tình huống sau: Giả sử Cơng ty có khoản phải thu 10 tỷ đồng ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán và khoản phải thu này là khoản phải thu có đảm bảo và chắc chắn sẽ thu được tiền khi đến hạn. Công ty đang xem xét quyết định:

 Chờ 3 tháng sau sẽ thu về 10 tỷ đồng

 Bán khoản phải thu cho ngân hàng để thu tiền ngay bây giờ thông qua dịch vụ bao thanh tốn.

Các thơng tin liên quan thu thập được như sau: Lãi suất chiết khấu khi ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh tốn bằng 0.8%/ tháng; Phí bao thanh toán của ngân hàng 0.5% trên giá trị hợp đồng bao thanh tốn; Chi phí cơ hội của vốn của cơng ty, giả sử 1%/tháng. Ta có bảng tính tốn như sau:

Bảng 3.1: Giá trị các khoản phải thu khi doanh nghiệp sử dụng bao thanh toán

STT Khoản mục Số tiền

(Tỷ đồng)

1 Trị giá khoản phải thu 10

2 Lãi chiết khấu ngân hàng

[(2) = (1) x 0,8%/tháng x 3tháng)] 0,24 3 Phí bao thanh tốn [(3)= (1) x 0,5%)] 0,05 4 Số tiền công ty nhận được khi thực hiện bao thanh toán

[(4) = (1) – (2) – (3)] 9,71

Kết quả tính tốn cho thấy nếu sử dụng dịch vụ bao thanh tốn Cơng ty sẽ thu ngay được khoản tiền là 9,71 tỷ đồng. Nếu không sử dụng dịch vụ bao thanh tốn thì 3 tháng sau Cơng ty sẽ thu được 10 tỷ đồng. Như vậy, khi xem xét đến chi phí cơ hội của vốn thì số tiền 10 tỷ đồng 3 tháng sau Công ty mới thu được qui về hiện tại chỉ đáng giá 9,7059 tỷ đồng. Như vậy sử dụng dịch vụ bao thanh tốn Cơng ty sẽ tiết kiệm được thêm 0.0041 tỷ đồng.

Bao thanh tốn là một cơng cụ quản trị nợ hiện đại và mang lại hiệu quả khá cao, nó giúp cho cơng ty thu hồi nhanh được các khoản nợ, đảm bảo thu hồi nợ, tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu từ đó tăng tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, giảm chi phí sử dụng vốn từ đó nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Bao thanh tốn sẽ giúp cơng ty đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, đang là nhiệm vụ trước mắt và cấp bách của cơng

ty. Vì vậy, cơng ty nên xem xét và áp dụng phương pháp bao thanh toán trong quản trị nợ phải thu để nâng cao được hiệu quả cuả cơng tác này.

Bao thanh tốn có nhiều ưu điểm nhưng khi sử dụng bao thanh tốn cơng ty sẽ phải chiết khấu cho bên thứ ba theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định và phải chi trả một khoản phí. Cơng ty cần xem xét tổng khoản chi phí này với chi phí chiết khấu thanh tốn, và lợi nhuận dự tính của các cơ hội đầu tư hiện tại để đưa ra quyết định sử dụng hình thức nào hay để đến thời hạn thu hồi nợ cho hợp lý nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.

3.2.5 Phịng ngừa, xử lý nợ khó địi

Trong năm 2013, cơng ty khơng phát sinh nợ xấu, nợ khó địi nhưng khơng vì vậy cơng ty bỏ qua được cơng tác phịng ngừa nợ xấu, nợ khó địi. Để phịng ngừa nợ xấu, nợ khó địi cơng ty cần chú ý hơn nữa cơng tác thực thi chính sách tín dụng, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy trình nghiệp vụ tránh sai sót. Nếu thực hiện tốt cơng tác này cũng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho doanh nghiệp sau này. Bên cạnh đó, cơng ty cần nâng cao chất lượng thẩm định thơng tin về khách hàng, thường xun theo dõi tình hình tài chính đối tác. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong trường hợp nếu phát sinh nợ q hạn, nợ xấu, nợ khó địi cơng ty cần xem xét đưa ra các biện pháp để thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất. Cơng ty có thể gia hạn nợ, cùng khách hàng nợ tìm cách giải quyết vấn đề khó khăn hiện tại của khách hàng hay đối trừ công nợ cho nhau.

3.2.6 Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa phịng tài chính kế tốn và phịng kinh doanh

Công tác quản trị tài chính hay quản trị nợ phải thu khơng chỉ đơn thuần là trách nhiệm của riêng phịng tài chính kế tốn mà cịn là trách nhiệm chung của các bộ phận khác trong cơng ty. Phịng tài chính kế tốn là bộ phận thực hiện chính trong cơng tác quản trị nợ phải thu nhưng phịng kinh doanh lại tìm kiếm khách hàng và đưa ra các chính sách bán hàng. Việc này ảnh hưởng tới khách nợ và quy mô các khoản nợ phải thu của công ty. Để công tác quản trị nợ phải thu đạt được hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phịng kế tốn tài chính và phịng kinh doanh. Phịng kinh doanh đưa ra chính sách bán hàng, thời hạn thanh toán, số tiền thanh toán mỗi lần cho khách hàng dựa trên thông tin thu thập và các thơng tin do phịng tài chính kế tốn cung cấp. Phịng tài chính kế tốn theo dõi các khoản nợ dựa trên các hợp đồng kinh tế mà phòng kinh doanh đã kí kết để theo dõi, thu hồi nợ.

3.2.7 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhiệp vụ quản trị nợ, phân tích tín dụng thương mại cho nhân viên

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị nợ phải thu là nhân tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác quản trị nợ phải thu. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị nợ phải thu của công ty trong năm 2013 là tốt. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế quốc tế, các quan hệ tín dụng, thương mại giữa các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp và tạo thành chuỗi xích, mỗi ảnh hưởng tới một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng kéo theo tới các doanh nghiệp khác. Việc mất khả năng thanh toán của các khách hàng của khách nợ có thể kéo theo việc mất khả năng thanh tốn của khách nợ và tạo ra các phản ứng dây chuyền. Chính vì vậy, cơng ty cần tiếp tục việc đầu tư, bồi

dưỡng, đào tạo cho cán bộ tài chính về cơng tác quản lý nợ, cần phải huấn luyện các kỹ năng chuyên môn về quản lý nợ, các kỹ năng đánh giá, phân loại nợ, kỹ thuật xử lý nợ…để đảm bảo cho công tác quản trị nợ phải thu đạt hiệu quả cao nhất trong năm 2014 và trong những năm tới.

3.2.8 Tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác quản trị nợ phải thu, phát huy những mặt tích cực, sữa chữa những mặt cịn tồn tại

Định kỳ công ty nên tiến hành xem xét, đánh giá hiệu quả của cơng tác quản trị nợ phải thu. Từ đó, đánh giá những mặt đạt được, chỉ ra nhưng mặt còn hạn chế để tiếp tục sữa chữa, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nợ phải thu.

Để đánh giá đúng hiệu quả của công tác quản trị nợ phải thu cơng ty có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu của ngành. Việc công ty đánh giá hiệu quả quản trị theo định kỳ sẽ giúp công ty thấy được những thiếu sót, sai lầm tránh mắc lại những sai lầm đó trong tương lai và tiếp tục phát huy các biện pháp quản trị có hiệu quả.

Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu thực tế tình hình tài chính và cơng

tác quản trị nợ phải thu của cơng ty TNHH thép Ánh Ngọc, em có thấy một số mặt cịn hạn chế trong cơng tác quản trị nợ phải thu của cơng ty. Vì vậy em đưa ra một số giải pháp trên đây mong có thể giúp ích cho cơng ty trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nợ phải thu, tăng được tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giúp cơng ty giảm được chi phí sử dụng vốn. Từ đó, cơng ty có thể nâng cao hiệu quả quản trị nợ nói riêng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Kết luận:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đôi khi là khơng thể thích ứng được, muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả. Do đó, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và nợ phải thu nói riêng là khơng thể thiếu được và ngày càng phải được quan tâm, nó ln là vấn đề sống cịn của mỗi doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra.

Trong những năm vừa qua, công ty TNHH thép Ánh Ngọc đã có nhiều nỗ lực, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh nói chung và cơng tác quản trị nợ phải thu nói riêng. Cơng ty đã đạt được rất nhiều thành tích đáng được ghi nhận trong cơng tác quản trị và nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại cơng ty kết hợp với những kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ths. Mai Khánh Vân và của Ban lãnh đạo cơng ty cùng với các cơ chú phịng tài chính kế tốn, em đã hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cơng ty, của thầy cơ để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo – Ths. Mai Khánh Vân, người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài, cùng các cán bộ nhân viên trong công ty TNHH thép Ánh Ngọc đã đem lại cho em môi trường thực tập tốt, giúp em hồn thành được bài viết của mình!

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên) (2013) - Tài chính

doanh nghiệp - NXB Tài chính.

2. GS.,TS. Ngơ Thế Chi, PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ (đồng chủ biên) (2013) -

Phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính.

3. ThS. Đỗ Cơng Nơng (chủ biên) (2010) - Quản trị kinh doanh - NXB Tài chính.

4. Báo cáo tài chính, sổ kế tốn và một số tài liệu khác của công ty TNHH thép Ánh Ngọc năm 2013 và năm 2012.

5. Các trang web

www.vneconomy.vn www.cafef.vn

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên:Lê Sĩ Lâm Khóa: 48 Lớp:CQ48/11.10

Đề tài:Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty TNHH thép Ánh Ngọc. Nội dung nhận xét: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Hà nội,Ngày…..tháng 05 năm 2014 - Điểm-bằng số: - Bằng chữ: Người nhận xét (Ký tên)

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Lê Sĩ Lâm Khóa: 48 Lớp:CQ48/11.10

Nội dung nhận xét:

- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành

………………………………………………………………………………… - Đối tượng và mục đích nghiên cứu

………………………………………………………………………………… - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu

………………………………………………………………………………… - Nội dung khoa học

……………………………………………………………………………..

Điểm: - Bằng số: -Bằng chữ:

Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty TNHH thép ánh ngọc (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)