Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Bảo

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện bảo yên lào cai (Trang 28 - 32)

1.2.2.3 .Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế TNDN

2.1.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Bảo

gần đây bộ mặt kinh tế của huyện đang dần thay đổi tạo điều kiện cho sự ra đời của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế trong các ngành nghề chế biến nông –lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 ở huyện Bảo Yên bình quân đạt 13,84%/năm (tăng 1,54% so với giai đoạn 2001 – 2005). Trong nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi và lâm nghiệp đã được xem là trọng tâm, chú trọng đẩy mạnh khai thác tiềm năng và thế mạnh vốn đang đứng vị trí cao so với các vùng, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành. Hoạt động thương mại - dịch vụ du lịch phát triển hơn, đảm bảo cung ứng các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân đồng thời tổ chức khai thác tiềm năng kinh tế du lịch trong đó điểm nhấn là du lịch tâm linh với hệ thống các đền Bảo Hà, Phúc Khánh và các di tích lịch sử văn hố khác trên địa bàn.

2.1.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bànHuyện Bảo Yên Huyện Bảo Yên

Thứ nhất: Loại hình, số lượng và quy mơ các doanh nghiệp. Trên địa bàn huyện Bảo n có các loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm về kinh tế- Xã hội của huyện Bảo Yên đã phần nào ảnh hưởng lớn đến số lượng

và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp hiện nay ít, đa số là doanh nghiệp quy mơ nhỏ, loại hình doanh nghiệp chưa phong phú và đa dạng, chưa tận dụng được hết tiềm năng của một huyện miền núi. Hiện nay, mục tiêu của bảo Yên là phấn đấu đưa tình hình kinh tế của huyện phát triển hơn. Đảng bộ huyện và Ủy Ban nhân dân huyện ln thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn huyện. Đồng thời ngày nay, hệ thống pháp luật của nhà nước ta rất thơng thống phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế. Thêm vào đó, các chính sách ưu đãi về thuế hay giảm lãi suất vay cho đầu tư... Điều nay đã khuyến khích sự ra đời của các doanh nghiệp. Trên địa bàn huyện tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2011 tổng số doanh nghiệp là 87 doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh tại Bảo Yên từ năm 2009- 2011

Ngành nghề

Tổng số doanh nghiệp Tỷ lệ tăng (%) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Sản xuất 24 23 25 (5) 109 Vận tải 11 14 13 108 7 Xây dựng 12 15 18 125 120 Thương nghiệp 18 27 32 150 119 Tổng cộng 65 79 87 122 110

[Nguồn: Đội quản lý thuế TNDN]

Số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang tăng dần. Cụ thể: So với năm 2009 thì năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng 14 doanh nghiệp tương ứng với 22 %. So với năm 2010 thì năm 2011 số doanh nghiệp tăng lên 8 doanh

nghiệp tương ứng với 10 %. Trong những năm qua, các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh ở ngành thương nghiệp và xây dựng nhiều.

Thứ hai: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp huyện

Bảo Yên: Trong những năm vừa qua, do những biến động về tình hình kinh tế,

nền kinh tế hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào liên tục tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động của các doanh nghiệp. Một bộ phận doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ. Một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô hay giải thể. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhưng bộ phận này chiếm tỷ lệ nhỏ.

Tình hình kinh doanh khơng hiệu quả bởi: Những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng chưa chú trọng đầu tư nhiều hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh. Nhìn chung trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không phát huy được tiềm năng tài nguyên của huyện. Tỷ trọng của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sản xuất các sản phẩm nơng - lâm nghiệp cịn ít chỉ chiếm khoảng 10 % trong tổng số doanh nghiệp. Do vậy trong thời gian qua số lượng các doanh nghiệp tăng nhưng chất lượng lại chưa tương xứng với số lượng đó.

Mặt khác, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn về việc tìm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến 90% doanh nghiệp trên địa bàn phải đi vay vốn ngân hàng để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và việc huy động qua cách này gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do các doanh nghiệp không đủ tư cách, điều kiện để vay ngân hàng hay tổ chức tín dụng như: Doanh nghiệp khơng có tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn không hợp lệ hay phương án kinh doanh không khả thi... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đa phần đều khơng có khả năng huy động vốn trên thị trường vốn. Do đó việc

huy động vốn với doanh nghiệp là khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp khó có thể cải thiện được chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

Vấn đề chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn đáng lo ngại. Chủ yếu lao động ở các doanh nghiệp đều có trình độ thấp và thiếu lao động về trình độ cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng người lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 40 % trong tổng số lao động các doanh nghiệp sử dụng. Việc đào tạo chỉ mang tính thời vụ chưa chứ trọng về lâu dài.

Trình độ khoa học, công nghệ và năng lực đổi mới trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp có trang thiết bị hiện đại cịn ít. Do đó chất lượng sản phẩm khơng cao, khó nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Khi không tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến thì khơng thể tận dụng được những lợi thế vốn có của huyện.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu trên dẫn đến chất lượng các doanh nghiệp cịn thấp. Đó cũng chính là vấn đề đặt ra cho khơng chỉ các doanh nghiệp trong việc tìm ra biện pháp cho bản thân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà cịn đặt ra bài tốn cho các cấp chính quyền địa phương trong việc tìm ra giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển cả về chất lượng và số lượng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện bảo yên lào cai (Trang 28 - 32)