Chính sách tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong ngắn hạn. Mức độ tăng giảm tín dụng là sự biểu hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt. Việc tăng giảm cung tiền dù NHTW sử dụng bất cứ cơng cụ gì, cũng sẽ tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thơng qua cơ chế lan truyền tiền tệ. Trong ngắn hạn, khi cung tiền giảm làm tăng lãi suất, sẽ khiến cầu đầu tư, tổng sản lượng giảm, từ đó sẽ tác động xấu đến tăng trưởng tín dụng của tồn ngành ngân hàng nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng. Ngược lại khi cung tiền được nới lỏng thì kết quả hoạt động của ngân hàng thuận lợi hơn và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Trong năm 2014 – 2015 NHTW đã duy trì chính sách nới lỏng có quản lí một cách rất thận trọng nhằm ứng phó với những biến động của thị trường và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cung tiền trong nền kinh tế được xác định: MS= mm x MB
Trong đó: MS: cung tiền
MB: cơ sở tiền. Cơ sở tiền do NHTW phát hành. Cơ sở tiền bao gồm tiền mặt và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng.
mm= (cr + 1)/(cr + rr)
cr: tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi.
rr: tỷ lệ dự trữ thực tế của NHTM. Tỷ lệ dự trữ này tối thiếu phải bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định.
Như vậy, để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, NHTW có thể sử dụng cộng cụ về lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. 2.3.1. Công cụ lãi suất
- NHNN Việt Nam tác động đến cung tiền qua kênh lãi suất thông qua việc đưa ra các mức lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản. Trong năm 2014 – 2015 chính sách về lãi suất của NHNN tương đối ổn định.
- Trên cơ sở dự báo lạm phát tiếp tục có xu hướng giảm, do tác động của các biện pháp chính sách tiền tệ và xu hướng giảm giá các mặt hàng thiết yếu trên thị trường quốc tế, các mức lãi suất điều hành của NHNN đã được xác định và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo duy trì trật tự thị trường tiền tệ. Ngày 18/3/2014 theo quyết định 496/QĐ - NHNN, NHNN đã điều chỉnh giảm đồng loạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu từ mức 7% và 5% của năm 2013 xuống còn 6,5% và 4,5% trong khi trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng được điều chỉnh giảm từ 7% xuống 6% và tiếp tục giảm xuống còn 5,5% vào ngày 29/10/2014. Ngoài bảo đảm lãi suất thực dương, với khoảng cách giữa các lãi suất điều hành trên, NHNN chủ động sử dụng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để hỗ trợ các NHTM cho vay vào các lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên với mức lãi suất giảm xuống 0,5% - 1% so với mức lãi suất phổ biến của thị trường. Đồng thời, NHNN còn quy định trần lãi suất cho vay bằng tiền VNĐ là 8% từ ngày 18/3/2014 và giảm xuống còn 7% từ ngày 29/10/2014 đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Việc sử dụng biện pháp trực tiếp này đã hướng dịng vốn tín dụng vào khu vực kinh tế mà Việt Nam có lợi thế so sánh.
Về lãi suất cơ bản thì NHNN tiếp tục duy trì ở mức 9% như quyết định số 2868/QĐ-NHNN. Việc quy định lãi suất cơ bản là để xác định tín dụng đen và cho vay nặng lãi . Theo quy định thì lãi suất cho vay k đc quá 150% LSCB nhưng trong tình hình nhiều biến đổi việc NHNN khơng thay đổi LSCB là không phù hợp. Nhiều ý kiến cho rằng khơng nên duy trì LSCB vì nó đã mất dần ý nghĩa hay đẩy mức lên 200%.
Năm 2015, lãi suất huy động giảm 0.2 – 0.5% một năm và ở mực tương đối thấp. Lãi suất cho vay cũng giảm từ 0.3 – 0.5% một năm so với năm trước, đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với cuối năm 2011. Hiện nay mặt bằng cho vay ở mức 6 – 9% đối với ngắn hạn và khoảng 9 – 11% đối với dài hạn.
Tất cả những điều chỉnh trên cho thấy NHNN đang duy trì chính sách tiền tệ mở rộng, tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.
2.3.2. Công cụ dữ trữ bắt buộc
- Trong năm 2014 – 2015, hệ thống các tổ chức tín dụng đang thực hiện
các mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND theo Quyết định 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009, đối với tiền gửi bằng USD theo Quyết định 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011. Tức là đã nhiều năm qua các tỷ lệ quy định chưa có thay đổi, ngoại trừ một số trường hợp được giảm nếu có tỷ trọng cho vay lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn từ 40% trở lên. Trong đó, tiền gửi khơng kỳ hạn, dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên lần lượt là 3% và 1% đối với tiền gửi VNĐ; 8% và 6% đối với tiền gửi ngoại tệ. Riêng ngân hàng nông nhiệp và phát triển nông thôn và một số tổ chức đặc biệt khác thì thấp hơn.
- Ngày 4/12/2015 NHNN ban hành thông tư 23/2015/TT – NHNN nhằm sửa đối và bổ sung một số điều của quy chế DTBB đối với tổ chức tín dụng, ban hành kèm quyết định 581ngày 9/6/2003 của Thống đốc NHNN và có hiệu lực từ ngày 28/1/2016. Trong đó, đối với các nhóm TCTD thuộc diện kiểm
sốt đặc biệt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được xem xét giảm về mức tối thiểu 0%. TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại, TCTD yếu kém được chỉ định, NHNN sẽ xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng TCTD cụ thể.
2.3.3. Công cụ hoạt động thị trường mở
Tại Việt Nam thị trường mở được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 và hoạt động theo quy chế hoạt động thị trường mở được ban hành kèm theo quyết định số 85/2000/QĐ – NHNN14 ngày 09/3/2000. Công cụ tài chính chủ yếu là tín phiếu NHNN, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu kho bạc.
T4 năm 2014 sau nhiều tuần hút ròng liên tục, NHNN đã bơm rịng 8.33 nghìn tỷ đồng qua repo trên OMO trong 2 tuần đầu tháng 4. Ngoài ra, NHNN đã phát hành xấp xỉ 17.1 nghìn tỷ đồng tín phiếu để hút tiền ra khỏi hệ thống, trong khi đó khối lượng tín phiếu đáo hạn ở mức xấp xỉ 10.9 nghìn tỷ đồng, như vậy NHNN đã bơm rịng khoảng 2.2 nghìn tỷ đồng qua repos và tín phiếu trong nửa đầu tháng 4 để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. NHNN đã phát hành tổng cộng 60,774 tỷ đồng tín phiếu NHNN trong tháng 11, trong khi đó khối lượng tín phiếu đáo hạn là 70,529 tỷ đồng. NHNN đã bơm ròng 9,755 tỷ đồng thơng qua kênh bán tín phiếu. Như vậy năm 2014, NHNN đã mua một lượng ngoại tệ rất lớn, đồng nghĩa với việc đưa một lượng tiền VND ra lưu thông. NHNN bằng các công cụ và giải pháp điều hành đã hút tiền về để can thiệp trung hòa tác động của lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ.