Đối với ngân hàng BIDV – chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long năm 2014 – 2015 (Trang 44 - 55)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng BID

3.2.3. Đối với ngân hàng BIDV – chi nhánh Thăng Long

3.2.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động vốn

Với chiến lược mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh, nhu cầu về vốn cho hoạt động tín dụng là rất lớn. Trong khi đó sự cạnh tranh giữa các NHTM trong việc huy động vốn diễn ra hết sức gay gắt, do vậy việc tăng cường huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long. Để thực hiện được điều này Chi nhánh cần có những chiến lược như:

Thứ nhất: Đa dạng các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn, về phương thức rút vốn lãi, gửi thêm vốn, với mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Áp dụng mức lãi suất ưu đãi khi cầm cố sổ tiết kiệm của ngân hàng BIDV phát hành, đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn.

Thứ hai: Áp dụng các chương trình gửi tiền trúng vàng, quà tặng, hoặc tặng mã số dự thưởng với các giải thưởng giá trị lớn, và một số hình thức khuyến mại phù hợp với sở thích của người dân trên địa bàn.

3.2.3.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, chuyển dịch cơ cấu dư nợ ngày càng hợp lý hơn

Bên cạnh việc tăng cường huy động vốn, Chi nhánh cần chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay thơng qua các biện pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng danh mục tín dụng linh hoạt, phù hợp

Để phát triển cho vay theo phương châm hiệu quả, an tồn thì chi nhánh phải định hướng được các đối tượng sẽ đầu tư, ngành nghề cần phát triển. Trước hết phải đánh giá và phân loại mức độ rủi ro hiện tại và tương lai của các đối tượng và ngành nghề mà mình đã và sẽ đầu tư. Tiếp đó, chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nắm bắt kịp thời các

chính sách chủ trương đầu tư của Nhà nước, từ đó quyết định đầu tư vào đâu cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai: Chủ động đánh giá và lựa chọn khách hàng mục tiêu

Thứ ba: Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi, để nhằm giữ mối quan hệ thân thiết lâu hơn với khách hàng, và tạo điều kiện cho khách hàng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.2.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Thẩm định khách hàng tốt sẽ đảm bảo khoản vay có khả năng hồn trả và được hồn trả đúng hạn. Vì vậy để nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định khách hàng, thì Ngân hàng cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất: Thẩm định kỹ nguồn vốn tự có

Cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ lưỡng tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn gốc cụ thể của số vốn tự có này.

Thứ hai : Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính của khách hàng Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh

Thứ ba: Đánh giá kỹ khả năng trả nợ của khách hàng

Ngân hàng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết để trả nợ khi nguồn trả nợ chính thức gặp sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Ngoài ra ngân hàng cũng cần yêu cầu người đi vay lập ra một phương án dự phòng trả nợ vay cho Ngân hàng trong trường hợp nguồn vốn vay được sử dụng không mang lại hiệu quả.

Ngân hàng nên yêu cầu các khách hàng phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh của phương án kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay của NH trong thời hạn đang vay vốn.

Thứ tư: Thẩm định tài sản đảm bảo khoản vay

Ngân hàng nên đánh giá giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm kết thúc hợp đồng tín dụng.

3.2.3.4. Tăng cường kiểm tra giám sát sau cho vay nhằm giảm thiểu khả năng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu

Để thực hiện được điều này Chi nhánh cần thực hiện một số công việc sau: Thứ nhất: Liên tục cập nhận thông tin về khoản vay như: kỳ hạn, mục đích vay vốn và tiến độ thực hiện phương án.

Thứ hai: Kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giải ngân nhằm đảm bảo phương án được thực hiện đúng mục đích.

Thứ ba: Thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Theo dõi chặt chẽ kết quả thực hiện phương án vay vốn và cùng với khách hàng tháo dỡ những khó khăn để đảm bảo phương án vay vốn được thực hiện an toàn và hiệu quả.

Thứ tư: Thường xuyên theo dõi và đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo. Nếu tài sản đảm bảo bị giảm giá thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi cần thiết.

3.2.3.5. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu

Trong quá trình kiểm tra và theo dõi các khoản vay, khi phát hiện khoản vay có vấn đề Chi nhánh cần thực hiện các cơng việc:

-Tìm hiểu kỹ càng ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Nếu khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng phải dừng ngay việc giải ngân. Trong trường hợp tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn thì cán bộ Ngân hàng sẽ cùng với khách hàng

giải quyết khó khăn này. Ngân hàng có thể cho khách hàng gia hạn nợ nếu khả năng khắc phục là khả thi.

-Rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng.

-Khi khoản vay đã bị quá hạn mà khách hàng vẫn khơng trả được nợ thì ngân hàng phải tiến hành chuyển nhóm nợ và trích lập thêm dự phịng rủi ro.

-Đưa các khoản nợ có vấn đề vào diện theo dõi đặc biệt.

Sau khi đã tiến hành gia hạn nợ cũng như đã áp dụng những biện pháp cần thiết mà khách hàng vẫn không trả được nợ, Ngân hàng cần xử lý nợ xấu nhằm giảm thiểu tổn thất. Trong trường hợp này Ngân hàng cần phải thực hiện các công việc như:

-Đàm phán với khách hàng để tìm cách bán tài sản để trả nợ.

-Hoàn tất hồ sơ và phối hợp với Tòa án để tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật.

-Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp khoản vay là có bảo lãnh.

3.2.3.6. Xây dựng chính sách phục vụ và chăm sóc khách hàng phù hợp với mục tiêu phát triển

Việc xây dụng một chính sách khách hàng là điều cần thiết nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng với nhau như hiện nay. Chi nhánh có thể tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để đưa ra các sản phẩm có tính ưu việt cùng với mức lãi suất hợp lý và chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Từ đó đưa tín dụng của Chi nhánh phát triển ổn định, bền vững hay nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ Ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng, chẳng hạn như: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng, phong cách, thái độ giao tiếp tốt, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện...

3.2.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cơng tác tín dụng

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng là điều kiện kiên quyết để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Vì vậy Chi nhánh cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất: Về công tác tuyển dụng

Để có thể tuyển được những nhân viên đạt yêu cầu Ngân hàng nên kết hợp các biện pháp tuyển dụng như tuyển dụng rộng rãi hay tuyển dụng những cán bộ tín dụng đã khẳng định được khả năng của mình tại các tổ chức tín dụng khác hay tiếp cận với các trường đại học trong khu vực để tìm kiếm các sinh viên xuất sắc…

Thứ hai: Về cơng tác đào tạo

Q trình đào tạo của Ngân hàng phải được thường xuyên, liên tục và không chỉ dành cho những nhân viên mới mà còn dành cho tất cả nhân viên đang làm việc.

Thứ ba: Về môi trường làm việc

Tạo một mơi trường làm việc thích hợp và hiệu quả, giúp các nhân viên có sự thoải mái trong khi làm việc, mơi trường làm việc phải có tính cạnh tranh nhưng trên tinh thần lành mạnh giúp nhân viên có được sự đột phá và phát huy năng lực của bản thân.

Thứ tư: Về chế độ đãi ngộ

Bên cạnh những yếu tố trên thì Ngân hàng cần có một chế độ đãi ngộ hợp lý. Khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích tốt, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp làm sai.

Thứ năm: Cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải được phân cơng hợp lý và chun mơn hóa

Chun mơn hóa cán bộ tín dụng là cần chia các khách hàng, các dự án thành nhiều nhóm có những đặc điểm riêng và căn cứ theo đó cộng với việc

dựa vào năng lực, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng mà phân cơng cho vay nhóm khách hàng nào. Biện pháp này nên kết hợp với biện pháp đào tạo chuyên sâu, khi đào tạo cán bộ cũng nên phân chia đào tạo những kỹ năng thu thập đánh giá thơng tin phù hợp với từng nhóm khách hàng, nhóm dự án.

Thứ sáu: Trong sạch hố đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng

Tăng cường công tác quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình cấp tín dụng; rà sốt chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, chọn người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt bố trí vào các bộ phận thiết yếu quan trọng, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài.

3.2.3.8. Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ

Thông qua hoạt động kiểm sốt có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Để nâng cao vai trị của cơng tác kiểm sốt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất: Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng tham gia vào cơng tác kiểm tra kiểm sốt.

Thứ hai: Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm sốt, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Thứ ba: Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phịng kiểm sốt.

Thứ tư: Khơng ngừng hồn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trị quan trọng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu tất yếu không chỉ đối với ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thăng Long mà còn là vấn đề quan tâm của cả hệ thống ngân hàng. Trong những năm qua toàn bộ Chi nhánh đã cố gắng khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của mình nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả tích cực. Nhưng trước sự biến động của thị trường cùng các biến số kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát… Không chỉ nhờ sự nỗ lực của bản thân các ngân hàng mà NHNN cũng cần phải cân nhắc đưa ra chính sách tiền tệ và các quyết định hợp lí nhằm đạt được mục tiêu về chất lượng tín dụng đặt ra.

Đề tài: “ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến chất lượng tín dụng của ngân hàng BIDV – chi nhánh Thăng Long” về cơ bản đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:

+ Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Thăng Long + Đưa ra diễn biến chính sách tiền tệ năm 2014 – 2015

+ Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Tuy nhiên, do trình độ và kinh nghiệm bản thân cịn ít, phạm vi nghiên cứu chưa sâu nên chun đề có thể cịn những thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý từ thầy cơ và bạn đọc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Thăng Long năm 2013 đến 2015, kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2016 của BIDV chi nhánh Thăng Long.

Báo cáo thường niên của BIDV chi nhánh Thăng Long năm 2007 đến 2015.

Cẩm nang tín dụng ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (chủ biên) (2004), “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính.

PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (chủ biên) (2006), “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương”, NXB Tài chính.

Quyết định 85/2000/QĐ – NHNN ngày 09/03/2000. Quyết định 379/QĐ – NHNN ngày 24/02/2009. Quyết định 1925/QĐ – NHNN ngày 26/08/2011. Quyết định 496/QĐ – NHNN ngày 18/03/2014. Thông tư 23/2015/TT – NHNN.

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1: Cơ chế lan truyền

Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế thông qua cơ chế lan truyền tiền tệ.

Giả sử, vì lý do nào đó, NHTW quyết định tăng cung tiền nền kinh tế. Đường cung tiền tăng từ MS1 lên MS2.

Trong ngắn hạn, mức giá là cố định nên tăng cung tiền danh nghĩa sẽ dẫn tới việc tăng cung tiền thực tế với tỷ lệ bằng tốc độ tăng cung tiền danh nghĩa. Kết quả là lãi suất trên thị trường giảm xuống. Sự thay đổi của lãi suất làm ảnh hưởng đến cầu đầu tư. Lãi suất chính là chi phí của việc vay vốn. Khi ra quyết định đầu tư, các doanh nghiệp sẽ so sánh thu nhập kỳ vọng trong tương lai với chi phí vay tiền để tài trợ dự án. Vì vậy, có thể coi nhân tố cơ bản quyết định đầu tư là lãi suất. Khi lãi suất giảm xuống, cầu đầu tư tăng lên. Do đầu tư là một thành tố của hàm chi tiêu nên khi cầu đầu tư tăng lên làm đường chi tiêu AE dịch lên. Kết quả cuối cùng là sản lượng tăng lên. I1 I2 MS i1 i2 MS1 MS2 M D I i i1 i2 I i

AE2 Y AE Y1 Y2 AE1 450 AD1 AD2 AS P* P ’ Y Y1 Y3 Y2 E2 E 3 E 1 P Y AD2 AS P1 P2 AD1 P Y*

Còn trong trung hạn, tổng cầu của nền kinh tế tăng từ AD1 lên AD2. Tuy nhiên, mức giá của nền kinh tế đang dần được điều chỉnh từ P* lên P’ cho phù hợp với mức tăng của cung tiền. Do vậy, sản lượng không tăng lên ∆Y = ∆I x m như trên mà tăng một lượng ít hơn. Mức sản lượng của nền kinh tế trong trung hạn sẽ được xác định ở Y3.

Như vậy, trong ngắn hạn, sản lượng tăng từ Y1 lên Y2. Mức tăng của sản lượng là

∆Y = ∆I x m

Trong đó m là số nhân chi tiêu

Trong dài hạn, cung tiền được điều chỉnh hoàn toàn theo mức tăng của cung tiền. Đường tổng cung thẳng đứng, sản lượng ở mức tiềm năng Y*. Vì vậy việc tăng cung tiền chỉ có tác dụng làm tăng mức giá chứ khơng ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế

Phụ lục số 2: Bảng số liệu ước lượng TOL TCM NPL G gTOL

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long năm 2014 – 2015 (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)