4.1. Các nghiên cứu có liên quan
4.1.1. Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cổ điển
Mundell (1965), Tobin (1965), Stanley Fischer (1993) nên lên mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Fischer cho rằng khi lạm phát ở thấp thì có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên khi lạm phát ở mức cao thì sẽ quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế. Barro (1996) và Romer - Christina (1996) đã đưa ra ngưỡng lạm phát của nền kinh tế là ư8%/năm
Nghiên cứu của Okun (1929-1979) đã chỉ ra tác động nghịch chiều của thất nghiệp đến GDP
Mơ hình nghiên cứu của Harrod-Domar: Định lượng được mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư trong nền kinh tế.
4.1.2. Nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ kinh tế Việt Nam
Các cơng trình của Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen, 2010; Chien et al., 2012 đã nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được thực hiện chủ yếu đối với tổng thể quốc gia và một số nghiên cứu ở cấp độ vùng ở Việt Nam. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tồn tại đa dạng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Nghiên cứu thất nghiệp đến GDP của PGS. TS Lí Hồng Ánh, PGS.TS Lê Thị Mận hay của TS Võ Hùng Dũng (2009, Tạp chí kinh tế) chỉ ra rằng khi kinh tế tăng trưởng, GDP thực tế tăng. Trong q trình đó các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động nên việc làm nhiều hơn và thất nghiệp giảm và ngược lại.
Mơ hình định lượng về mối quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát, tiết kiệm và đầu tư (GISI) tại Việt Nam: để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tốc độ tăng đầu tư cần tương đương với tốc độ tăng trưởng GDP. Hơn nữa, với mức lạm phát mục tiêu đề ra càng thấp, thì tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế sẽ càng cao.
4.1.3. Nghiên cứu của các nhóm sinh viên Việt Nam
➢ Nhóm sinh viên Khoa Kinh tế - Đại học Ngân Hàng thành phố HCM
Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét liệu dịng vốn FDI và tỉ lệ thất nghiệp đó có liên quan tới sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam hay không. Họ đã áp dụng dữ liệu về chuỗi thời gian vào mơ hình hồi quy tuyến tính để tìm mối quan hệ giữa FDI, tỉ lệ thất nghiệp U với tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam. FDI được tìm thấy có tác động quan trọng, tích cực và có ý nghĩa kinh tế đối với sự tăng trưởng của Việt Nam nhưng tỉ lệ thất nghiệp lại khơng có ý nghĩa trong mơ hình hay nói cách khác tỉ lệ thất nghiệp không làm ảnh hưởng tới GDP Việt Nam. Những kết quả này hàm ý rằng: (1) ngay cả một nước đang phát triển như Việt Nam rất cần nguồn vốn FDI, (2) lợi ích từ FDI rất đáng kể trong thời gian dài, và (3) Tỉ lệ thất nghiệp không làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng GDP
Kết quả: Họ đi tới kết luận, trong giai đoạn 1985-2011, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP, nhưng tỉ lệ thất nghiệp không ảnh hưởng tới GDP tại Việt Nam. ➢ Nhóm sinh viên đại học Ngoại Thương
Tóm tắt: Nhóm thực hiên nghiên cứu về tác động của lạm phát, thất nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài tới GDP dựa trên số liệu chuỗi thời gian với mơ hình hồi quy tuyến tính. Sau khi tiến hành chạy mơ hình và kiểm định các giả thiết, mơ hình chỉ ra mối quan hệ giữa các biến kinh tế với chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1988- 2016. Kết quả: Nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ thất nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến GDP và nguồn vốn FDI lại có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng GDP. Trong khi đó đó biến lạm phát lại khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình hay nói cách khác biến lạm phát khơng ảnh hưởng đến GDP trung bình tại Việt Nam.
4.2. Phân chia các nhóm nghiên cứu
Nhóm 1: Các nghiên cứu tìm ra kết quả giống nhau
Có thể thấy đa số các nghiên cứu của Tổng cục thống kê Việt Nam, phó giáo sư tiến sĩ và thạc sĩ đều đưa ra được kết quả tìm ra mối quan hệ thuận chiều của FDI tới
GDP, quan hệ nghịch chiều của thất nghiệp và lạm phát tới GDP trong thời kì đổi mới (sau năm 1990), được chứng minh bằng cả lý thuyết lẫn thực tiễn.
Nhóm 2: Một số nghiên cứu mâu thuẫn với kết quả nhóm 1
Tuy nhiên trong một số nghiên cứu tại các vùng tiêu biểu ở Việt Nam hay tổng thể Việt Nam trong khoảng thời gian lâu hơn của các nhóm sinh viên Việt Nam lại đưa ra được những nghiên cứu mâu thuẫn với nhóm 1.
Như đã liệt kê ở phần trên, nhóm sinh viên Khoa Kinh tế - Đại học Ngân Hàng thành phố HCM cho rằng thất nghiệp không ảnh hưởng đến GDP Việt Nam khi lấy quan sát từ năm 1985-2011.
Một nhóm khác của sinh viên Ngoại Thương - Hà Nội lại cho rằng biến lạm phát khơng ảnh hưởng đến GDP trung bình tại Việt Nam khi lấy quan sát trong giai đoạn 1988-2016
Nhóm 3: Nghiên cứu dùng phương pháp định tính
Phương pháp định tính thường được dùng khi nghiên cứu các nhân tố về khoa học công nghệ, tài nguyên mơi trường, trình độ học vấn...ảnh hưởng đến GDP. Ví dụ: Theo nghiên cứu của Trung tâm Thơng tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng với kỳ vọng đột phá của tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có khả năng bị đe dọa do chịu tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường
Nhóm 4: Phương pháp dùng nghiên cứu định lượng
Các nhóm nghiên cứu gần đây chủ yếu sử dụng nghiên cứu định lượng dựa trên bộ số liệu chuỗi thời gian, số liệu bảng qua từng giai đoạn mà các nhà nghiên cứu thu thập được để chạy các mơ hình kinh tế, trong đó có mơ hình kinh tế lượng từ đó kiểm định các giả thuyết đề ra và đưa ra kết luận. Phương pháp này được sử dụng phổ biến, đem lại kết quả có cơ sở và nhóm em cũng sử dụng phương pháp này để nghiên cứu.
4.3. Các lỗ hổng trong nghiên cứu
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên chỉ xoay quanh và tập trung vào mối quan hệ của từng biến vào GDP Việt Nam. Từ đó, chỉ cho thấy tác động một phần của các yếu tố trên khi đặt cạnh nhau trong mối quan hệ với biến phụ thuộc GDP, sự tác động của từng biến thay đổi.
Mặt khác trong các nghiên cứu dùng số liệu chuỗi thời gian, khi chạy các mơ hình hồi quy và thực hiện kiểm định sẽ dễ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến làm cho một hoặc nhiều biến khơng có ý nghĩa thống kê nên không phản ánh đúng được mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Hơn nữa, các số liệu được sử dụng trong các nghiên cứu đã cũ, do đó chưa mang tính cập nhật và phán ánh đúng tình hình kinh tế hiện nay.
Vậy nên, từ những nhận định kể trên, chúng em xin đưa ra bài tiểu luận nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tính trên tỷ lệ GDP đến GDP Việt Nam trong giai đoạn từ 1992 đến năm 2016.