nghiệp tư nhân Việt Nam
I. Tổng quan về khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tư nhân Việt Nam
Định nghĩa về chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain – GVC) của OECD (2013): “Chuỗi giá trị toàn cầu là toàn bộ q trình sản xuất hàng hóa, từ ngun liệu thơ cho tới thành
22
phẩm, được thực hiện ở bất cứ nơi nào mà kỹ năng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất đều có sẵn tại mức giá cả cạnh tranh cũng như đảm bảo chất lượng thành phẩm”.
Chuỗi giá trị tồn cầu có hai dạng:
- Chuỗi giá trị ngắn thường xảy ra trong ngành cơng nghiệp khai khống, chế biến thô thông qua khai thác - sơ chế - thương mại - tiêu thụ.
- Chuỗi giá trị dài thường được chú trọng từ khâu thiết kế, marketing,.. mới định ra các khâu của chuỗi. Các sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm công nghệ cao,... thường áp dụng chuỗi giá trị từ các khâu nghiên cứu phát triển - vệ tinh chế tạo - sản xuất và lắp ráp - marketing
- phân phối - tiêu thụ.
Ví dụ như chuỗi giá trị dệt may tồn cầu được biểu diễn theo đồ thị đường cong nụ cười:
Hiện nay, Việt Nam đang trở thành một trong những công xưởng của thế giới, một điểm tựa cho các tập đoàn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trên toàn cầu. Độ mở kinh tế của Việt Nam hiện nay thông qua chỉ số giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đã đạt khoảng 200%. Các yếu tố kinh tế vĩ mơ của Việt Nam được duy trì ổn định trên nền tảng nền kinh tế mở và hội nhập. Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam có 20 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tiềm năng tăng trưởng giá trị của chuỗi cung ứng là rất lớn. Khả năng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam được đánh giá là khá tốt trước các rủi ro thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam cịn rất hạn chế. Rất ít doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia được sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Tỷ trọng giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của thế giới thấp, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở các khâu đơn giản như lắp ráp, đóng gói sản phẩm, trong khi đây là những mắc xích hạ nguồn của chuỗi cung ứng, ở phần đáy của “đường cong nụ cười”, thường có giá trị gia tăng khơng cao và thiếu bền vững. Để dịch chuyển lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam phải giải quyết nhiều vấn đề như tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chỉ là 21%, thấp hơn nhiều so với 46% ở các nước trong khu vực ASEAN.10
23
24