Thực trạng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng tiểu luận literature review (Trang 36 - 39)

2. Chỉ số TiVA – Trade in Value Added (Giá trị gia tăng thương mại)

Chuỗi giá trị tồn cầu ngồi gồm có hàm lượng nhập khẩu có trong xuất khẩu (giá trị q khứ - backward participation) thì cịn có phần giá trị gia tăng nội địa (domestic value added), chính là phần đầu vào trung gian được sử dụng ở quốc gia thứ ba để xuất khẩu tiếp (giá trị tương lai - forward participation). Do đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã công bố sáng kiến chung về Chỉ số giá trị gia tăng trong thương mại (TiVA), áp dụng để thống kê cho 40 quốc gia (toàn bộ các nước OECD và khối BRICS) trong các năm 2005, 2008, 2009.

Hiện nay, trên thế giới mọi thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu đều được tính tốn theo phương pháp truyền thống, tức cộng gộp. Do đó số liệu kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia chỉ phản ánh tổng giá trị hàng hóa được xuất đi, mà khơng cho biết quốc gia đó đã đóng góp được bao nhiêu phần giá trị tăng thêm trong các sản phẩm xuất khẩu ấy. Sự ra đời của phương pháp giá trị gia tăng trong thương mại (TiVA) sẽ giúp biết được phần đóng góp thực sự của mỗi quốc gia và phần lợi ích thực chất nhận được sau khi xuất khẩu. Rõ ràng, chỉ số TiVA đã phản ánh một cách bản chất hơn quá trình trao đổi thương mại quốc tế trong bối cảnh chuỗi giá trị toàn cầu được phân chia ngày càng phức tạp.

Chỉ số TiVA được biểu thị bằng hàng triệu USD theo giá hiện tại, trong trường hợp giá trị, hoặc tính bằng phần trăm, trong trường hợp cổ phiếu. Dữ liệu được trình bày trong cơ sở dữ liệu TiVA cung cấp thông tin chuyên sâu về12:

- Nội dung giá trị gia tăng trong và ngoài nước của tổng xuất khẩu của ngành xuất khẩu - Nội dung dịch vụ của tổng xuất khẩu theo ngành xuất khẩu, theo loại dịch vụ và giá trị gia tăng

- Tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu thơng qua nhập khẩu trung gian thể hiện trong xuất khẩu (liên kết ngược) và giá trị gia tăng trong xuất khẩu và nhu cầu cuối cùng của đối tác (liên kết chuyển tiếp)

- "Định hướng tồn cầu" của hoạt động cơng nghiệp, tức là chia sẻ giá trị gia tăng của ngành đáp ứng nhu cầu cuối cùng của nước ngoài

- Nguồn gốc quốc gia và ngành của giá trị gia tăng trong nhu cầu cuối cùng

- Mối quan hệ thương mại song phương dựa trên các luồng giá trị gia tăng thể hiện trong nhu cầu cuối cùng trong nước

- Mối quan hệ liên vùng và nội vùng

- Nội dung giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu

III. Thực trạng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Việt Nam

Sau gần 10 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp tư nhân trong nước phần lớn vẫn quẩn quanh ở thị trường nội địa. Điều này thể hiện rõ qua kết quả điều tra về nhóm khách hàng chính của doanh nghiệp.13

11 Báo cáo Năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam (2019), trang 66 – 67

12 http://www.oecd.org/industry/ind/measuring-trade-in-value-added.htm

27

Khách hàng chính DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn

DN nhà nước 10% 13% 13% 12%

Cơ quan nhà nước 12% 20% 12% 13%

Cơ quan và/ hoặc DN tư

nhân trong nước 72% 58% 60% 40%

Cá nhân và/ hoặc DN nước

ngoài tại Việt Nam 3% 4% 7% 11%

Cá nhân, DN ở nước ngoài

(trực tiếp) 2% 3% 6% 17%

Cá nhân, DN ở nước ngoài

(gián tiếp, qua trung gian) 1% 1% 3% 7%

Tổng 100% 100% 100% 100%

Theo đó, chỉ có 3% doanh nghiệp siêu nhỏ, 4% doanh nghiệp nhỏ và gần 9% doanh nghiệp quy mơ vừa có khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp từ nước ngoài. Song ngay cả các “ông lớn” trên sân nhà cũng chỉ vươn ra thị trường nước ngoài ở một tỉ lệ tương đối khiêm tốn (24%). Sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thơng qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng tương đối hạn chế. Theo kết quả điều tra PCI 2015, chỉ có khoảng 3-4% doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có khách hàng chính là các doanh nghiệp FDI; tỷ lệ doanh nghiệp quy mơ vừa và lớn có khách hàng chính là doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dù cao hơn, song cũng chỉ ở mức lần lượt 7% và 11%. Những hạn chế về marketing hay thông tin kết nối cung cầu, chưa đáp ứng những tiêu chuẩn về quản lý sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp FDI có thể là những ngun nhân của hiện tượng trên.

Bên cạnh đó, vì tập trung gia tăng số lượng doanh nghiệp mới, bỏ lỡ cơ hội tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp đang hoạt động, vì thế chưa tận dụng được cơ hội của thương mại từ chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện tại, trong số gần 477.808 doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam (số liệu tính đến ngày 31/12/2016), doanh nghiệp có quy mơ lớn chỉ chiếm khoảng 3%, còn lại 97% là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, trong số đó gần 60% số doanh nghiệp có quy mơ rất nhỏ. Do quy mơ nhỏ nên rất nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cạnh tranh để tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc di chuyển lên chuỗi giá trị nên đã tạo ra hai tầng doanh nghiệp hoạt động tách biệt (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI). Nói cách khác, do thiếu vắng các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có khả năng tham gia chuỗi giá trị tồn cầu, nên chuỗi cung ứng ở Việt Nam đã bị phá vỡ và phân khúc. Không giống Trung Quốc hay Ấn Độ, thị trường nội địa của Việt Nam chưa đủ lớn để hấp dẫn đầu tư, vì thế nên đặt mục tiêu thu hút các doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm trung tâm sản xuất cho cả khu vực, cần có các doanh nghiệp mạnh trong ngành công nghiệp hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư.

Sự tham gia trong mạng lưới sản xuất chuỗi giá trị tồn cầu cịn thấp so với các nền kinh tế có quy mơ tương tự trong khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu của Học viện Ngân hàng phát triển châu Á (ADBI) cho thấy, chỉ có 36% số doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp) so với con số 60% tại những nền kinh tế phát triển hơn, như Ma-lai-xi-a, Thái Lan; 21% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Ma-lai-xi-a. Điều này cho thấy, chuỗi cung ứng ở các nền kinh tế Thái Lan, Ma-lai-xi-a ít bị phân tán và doanh nghiệp có nhiều khả năng được hưởng lợi hơn từ hiệu ứng lan tỏa của vốn đầu tư nước ngồi, chuyển giao cơng nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất.14

28

14 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-tu-nhan-khi-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau-134339.html?mobile=true nghiep-tu-nhan-khi-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau-134339.html?mobile=true

29

Chủ đề 7. Làm thế nào đo lường được năng lực nội tại của doanhnghiệp: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực. nghiệp: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng tiểu luận literature review (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)