Năng lực cơng nghệ đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ theo phương pháp luận Atlas công nghệ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng tiểu luận literature review (Trang 41 - 43)

luận Atlas công nghệ

Phương pháp Atlas công nghệ được khởi xướng từ một dự án công nghệ do Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương (APCTT), thuộc Ủy ban Kinh tế - Xã hội (UN- ESCAP) nghiên cứu từ năm 1986 - 1988, dưới dự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và ban hành bộ tài liệu “Nguyên lý phát triển dựa trên cơ sở công nghệ” được dùng để áp dụng cho các quốc gia trong khu vực. Trong đó, hướng dẫn khá chi tiết các nội dung và phương pháp đánh giá hiện trạng công nghệ của một quốc gia. Phương pháp này tập trung vào khảo sát, đánh giá các chỉ số công nghệ:

32

- Ở cấp độ doanh nghiệp: Xem xét bốn thành phần công nghệ là thành phần kỹ thuật, thành phần thông tin, thành phần con người và thành phần tổ chức. Kết quả đóng góp của bốn thành phần này xác định được hàm lượng công nghệ gia tăng (TCA), là cơ sở để đánh giá năng lực công nghệ, chiến lược công nghệ và năng lực tiếp thu công nghệ... thông qua năng lực nội sinh công nghệ của doanh nghiệp.

Sử dụng bốn hình thức biểu hiện của cơng nghệ theo cách phân chia theo phương pháp Atlas công nghệ (Thành phần kỹ thuật - Technoware; Thành phần con người - Humanware; Thành phần thông tin - Infoware; Thành phần tổ chức - Orgaware) làm cơ sở để điều tra, khảo sát, đánh giá. Để đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ cấp độ doanh nghiệp, dựa trên phương pháp Atlas cơng nghệ có thể tiến hành theo các bước cụ thể như:

Thứ nhất, đánh giá định tính các đặc trưng cơng nghệ.

Đây là bước đánh giá các đặc điểm công nghệ ở cấp ngành dựa trên bốn thành phần công nghệ và môi trường cơng nghệ. Để đánh giá định tính bốn thành phần công nghệ, người ta sử dụng khái niệm cấp tinh xảo của từng thành phần đó. Việc đánh giá tồn bộ ngành được thực hiện nếu chỉ ra được ý nghĩa của từng thành phần cơng nghệ trong nước. Thay vì liệt kê toàn bộ các cấp tinh xảo hiện nay, người ta xác định những thành phần trội nhất của một ngành ở từng nước.

- Trước hết, thực hiện kiểm tra chất lượng bốn thành phần công nghệ và thu thập tất cả các thơng tin phù hợp.

- Các loại chính của phần con người có thể gồm cơng nhân, cán bộ quản lý, cán bộ R&D. - Trong thực tiễn, việc lựa chọn mức độ tinh xảo cho các phương tiện chuyển đổi phụ thuộc vào đặc tính nguyên liệu đầu vào, các thuộc tính cần có của sản phẩm đầu ra, các yếu tố kinh tế có liên quan và những cân nhắc về chính trị - xã hội và pháp lý khác.

Sau khi có giới hạn tinh xảo trên và dưới của bốn thành phần cơng nghệ, vị trí của mỗi thành phần nằm trong khoảng các giới hạn này phụ thuộc vào trình độ hiện đại của nó. Trình độ hiện đại của cơng nghệ cũng được đánh giá dựa trên bốn thành phần công nghệ gồm: Phần kỹ thuật (T), phần con người (H), phần thông tin (I), phần tổ chức (O).

Thứ hai, đánh giá định tính mức độ tiếp thu cơng nghệ.

Đánh giá định tính có thể sử dụng phương pháp chun gia trong cùng ngành để đánh giá. Việc đánh giá định tính sẽ cho phép ta hình dung được phần nào năng lực tiếp thu cơng nghệ của doanh nghiệp trong ngành đó và hướng phát triển tương lai trong tương lai.

Thứ ba, đánh giá hàm lượng công nghệ gia tăng (TCA).

Hàm lượng công nghệ gia tăng được dùng để đo năng lực cơng nghệ và trình độ phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia. Nó chứa đựng sự đóng góp cơng nghệ và phát triển kinh tế, nếu những giá trị TCA của tất cả các doanh nghiệp nằm trong ngành xác định được thì ta sẽ nhận được giá trị TCA cấp ngành bằng cách tính tổng những giá trị đó.

Hàm lượng cơng nghệ gia tăng (TCA) được tính tốn như sau:

TCA = TCO - TCI = λ . TCC . VA

Trong đó:

- λ là hệ số mơi trường cơng nghệ mà tại đó hoạt động sản xuất diễn ra; - VA là giá trị gia tăng của doanh nghiệp;

- TCA (Technology content added): Hàm lượng công nghệ gia tăng ở doanh nghiệp;

- TCC (Technology contribution coefficient): Hệ số đóng góp của các thành phần cơng nghệ; - TCO: Hàm lượng công nghệ của các đầu ra;

- TCI: Hàm lượng công nghệ của các đầu vào;

Hệ số đóng góp của các thành phần cơng nghệ (TCC) được tính tốn như sau: TCC = KTβt. KHβh. KIβi. KOβo

Trong đó:

- KT là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm T; - KH là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm H; - KI là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm I;

33

- KO là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm O;

- βt là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm T; - βh là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm H; - βi là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm I; - βo là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm O βt + βh + βi + βo = 1

Thứ tư, đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ thông qua năng lực nội sinh của doanh nghiệp.

Dựa trên nền tảng Atlas công nghệ, các thành phần năng lực nội sinh công nghệ gồm: - Năng lực vận hành, ký hiệu C1;

- Năng lực tiếp thu công nghệ, ký hiệu C2; - Năng lực hỗ trợ tiếp thu công nghệ, ký hiệu C3; - Năng lực đổi mới, ký hiệu C4.

Tiêu chí dùng để đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ (C2) dựa trên 8 năng lực thành phần như sau:

- Năng lực tiếp thu cơng nghệ từ bên ngồi, bao gồm:

Ctth1: Năng lực tìm kiếm, đánh giá và chọn ra cơng nghệ thích hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh .

Ctth2: Năng lực lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ phù hợp nhất (liên doanh, licence v.v…). Ctth3: Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Ctth4: Năng lực học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao. - Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ, bao gồm:

Ctth5: Năng lực chủ trì dự án tiếp thu cơng nghệ.

Ctth6: Năng lực triển khai nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ. Ctth7: Năng lực tìm kiếm, huy động vốn cho đầu tư.

Ctth8: Năng lực xác định các thị trường mới cho sản phẩm của mình và đảm bảo đầu vào cần thiết cho sản xuất.

Ta có năng lực đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:

- n: số thành phần đã chọn (ở đây là 8). - 5: là số điểm tối đã cho mỗi thành phần.

Thứ năm, lập báo cáo tổng thể năng lực tiếp thu công nghệ.

Tất cả những chỉ số thu được từ việc áp dụng các bước trên có thể tổ hợp lại trong một bảng tổng kết giúp ta thấy được năng lực tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế lượng tiểu luận literature review (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)