Việt Nam
1. Tính hàm lượng nội địa trong khối lượng xuất khẩu
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập toàn cầu, ngoài các giá trị xuất khẩu và Lợi thế so sánh hiện hữu, hàm lượng nội địa trong khối lượng xuất khẩu cũng đóng vai trị là thước đo cho việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Với dữ liệu từ mơ hình bảng I – O (Input – Output Framework), De La Cruz và các tác giả khác (2013) đã tính tốn bằng cách sử dụng cơng thức sau:
DVS = Av[I - AD] - 1 (*)
Trong đó:
DVS – hàm lượng nội địa (hay chun mơn hóa ngành dọc nội địa) trong khối lượng xuất khẩu AD = n x n ma trận hệ số nội địa;
Av – 1× n tỷ lệ giá trị gia tăng trên tổng đầu ra của vector của tiểu ngành j;
Dựa trên phương trình (*), Phạm Minh Thái và các tác giả khác (2018) đã sử dụng mơ hình bảng I – O năm 2012 để tính hàm lượng nước ngoài trong khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm cả công nghiệp chế tạo. Kết quả cho thấy độ biến thiên trong hàm lượng nội địa của xuất khẩu công nghiệp chế tạo trong các tiểu ngành tương đối nhỏ ở mức 0,23 (hệ số biến thiên là 0,23 - có nghĩa là độ lệch chuẩn bằng 23% giá trị trung bình).
Dường như khơng có mối tương quan giữa năng suất lao động (NSLĐ) và hàm lượng nội địa của khối lượng xuất khẩu của tiểu ngành, thay vào đó, các yếu tố đầu vào chính và trình độ cơng nghệ được sử dụng bởi các doanh nghiệp trong các tiểu ngành dường như dự báo hàm lượng nội địa và NSLĐ của các tiểu ngành. Trong một số tiểu ngành cơng nghệ cao và trung bình (theo Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC) như điện tử, thiết bị điện, xe cơ giới, phương tiện khác, kim loại cơ bản), các doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào lắp ráp và
/hoặc xử lý các linh kiện/nguyên liệu nhập khẩu ở Việt Nam và kết quả là, tỷ trọng hàm lượng nội địa (chủ yếu là lao động) trong giá trị gia tăng có xu hướng thấp, trong khi NSLĐ cao hơn NSLĐ trung bình ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo. Trong các tiểu ngành công nghệ thấp (như may mặc, da giày), tỷ trọng hàm lượng nội địa trong giá trị gia tăng tiểu ngành có xu hướng cao với NSLĐ thấp. Trong một số tiểu ngành công nghệ thấp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu (kim loại chế tạo, đồ gỗ, nhựa - cao su và gỗ không bao gồm đồ gỗ), các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trong nước thống trị các tiểu ngành này) tập trung vào quy trình sản xuất cần nhiều lao động và kết quả là hàm lượng nội địa và NSLĐ thấp. Cuối cùng, trong các tiểu ngành sử dụng nguyên liệu cung cấp tại địa phương (thực phẩm, đồ uống, các sản phẩm khoáng sản phi kim loại), hàm lượng nội địa cao và NSLĐ cao hơn NSLĐ trung bình ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo
Cần lưu ý rằng mối tương quan giữa hàm lượng nội địa trong khối lượng xuất khẩu và tỷ trọng giá trị gia tăng trong doanh thu đã tăng đáng kể, từ 0.14 (2011) lên 0.31 (2016). Điều này có nghĩa là có mối liên hệ tích cực giữa tăng giá trị nội bộ của doanh nghiệp và tăng giá trị gia tăng nội địa của quốc gia và mối liên hệ này đã được tăng cường đáng kể trong giai đoạn 2011-2016.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phân tích về hàm lượng nội địa trong phần này phải được xử lý với một mức độ thận trọng. Thứ nhất, phân tích này sử dụng bảng đầu vào-đầu ra của Tổng cục Thống kê 2012 có thể đã lỗi thời, mặc dù đó là bảng gần đây nhất có sẵn ở Việt Nam. Thứ
25
26
dữ liệu về hàm lượng nội địa không phân biệt và bao gồm thành phần “nội địa” do các doanh