Nhanh chóng hồn thiện thủ tục Hải quan nhập khẩu

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giữa khóa thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nông sản tại công ty cổ phần MB khải minh (Trang 36)

Công ty phải cố gắng tạo mọi điều kiện để Hải quan làm thủ tục nhanh chóng. Cụ thể là Cơng ty phải chuẩn bị đầy đủ và chính xác bộ hồ sơ Hải quan khi đi khai báo Hải quan; chuẩn bị đủ mọi chi phí cần thiết liên quan đến việc thực hiện thủ tục Hải quan; cố gắng trong vịng 01 ngày là giải phóng được hàng. Cơng ty phái nhân viên chun trách của Phịng nhập khẩu trực tiếp đi làm thủ tục Hải quan chứ không làm theo kiểu kiêm nhiệm như hiện nay nữa. Nhân viên này phải được uỷ nhiệm quyền giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục Hải quan, tránh tình trạng kéo dài

thời gian làm chậm tiến độ giải phóng hàng. Trong kê khai Hải quan, nhân viên phịng nhập khẩu của Cơng ty phải tiến hành khai báo trung thực chính xác, đầy đủ các khoản mục để tránh những sai sót. Việc áp mã thuế, tính thuế phải thận trọng, tiến hành nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định. Ngồi ra, Cơng ty cần theo dõi, cập nhật các thông tin mới nhất về những thay đổi trong khâu quản lý của Tổng cục Hải quan như: sự đổi mới trong khai báo, kiểm tra Hải quan. Tránh tình trạng bị động, lúng túng, gây khó khăn cho việc thơng quan hàng hố.

3.2.1.5: Áp dụng linh hoạt các phương thức thanh tốn

Như đã nói ở trên, phương thức thanh tốn chủ yếu của Cơng ty hiện nay là thư tín dụng trả ngay, khơng huỷ ngang. Cơng ty nên nghiên cứu áp dụng các phương thức thanh toán khác như: phương thức chuyển tiền, phương thức đổi chứng từ trả tiền, thư tín dụng trả chậm. Việc áp dụng linh hoạt các phương thức thanh tốn quốc tế giúp Cơng ty chủ động hơn trong việc thanh tốn tiền hàng nhập khẩu. Từ đó tạo được sự tin tưởng đối với nhà cung cấp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.2.2: Kiến nghị trong dài hạn

3.2.2.1: Nhà nước cần có có chính sách hỗ trợ hoạt động nhập khẩu

Theo đánh giá chung hiện nay, hệ thống thuế xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn là một hạn chế đối với hoạt động nhập khẩu. Tuy Nhà nước đã giảm mức thuế đối với một số mặt hàng song mức thuế nói chung vẫn cao. Điều này, không phù hợp với xu hướng chung về cắt giảm thuế quan đang được thực hiện trên thế giới để khuyến khích việc trao đổi buôn bán giữa các nước. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu bắt buộc để tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO, khu vực mậu dịch tự do Đông nam á AFTA… Do vậy, Nhà nước càng cần cắt giảm thuế để mở rộng quan hệ buôn bán giữa các nước trong khu vực và trên thế giới

3.2.2.2: Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Thực tế hiện nay, bộ máy hành chính nước ta cịn cồng kềnh, các thủ tục còn rườm rà. Muốn giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động nhập khẩu, Nhà nước cần cải cách bộ máy hành chính, đơn giản hố các thủ tục hành chính. Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan chức năng có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý xuất nhập khẩu. Bộ thương mại có trách nhiệm phê duyệt các dự án theo thẩm quyền, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm giám sát và kiểm tra hàng hố nhập khẩu, thu thuế nhập khẩu. Đặc biệt Hải quan phải đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của mình vì đây vẫn là nơi gây nhiều phiền hà nhất cho doanh nghiệp. Hơn nữa trình độ của cán bộ Hải quan chưa cao nên hoạt động chưa có hiệu quả. Hải quan và doanh nghiệp cần phải phối hợp cùng nhau để việc giải phóng hàng diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được sự quản lý giám sát. Muốn vậy, Hải quan cần phải rà sốt lại các bước quy trình thủ tục Hải quan, giảm các đầu mối, các loại giấy tờ, tiêu chí bắt buộc phải kê khai, phối hợp giữa các khâu trong thủ tục Hải quan để vừa đảm bảo sự chặt chẽ trong quản lý hoạt động nhập khẩu của Nhà nước vừa tạo điều kiện thơng quan hàng hố nhanh cho doanh nghiệp.

Để tránh tình trạng cưỡng chế, giám định tràn lan gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Hải quan cần phải kiểm tra kĩ thơng tin, cưỡng chế phải chính xác và trước khi ra quyết định cưỡng chế, Hải quan phải thông báo trước cho công ty 01 đến 02 ngày để cơng ty có đủ thời gian kiểm tra, giải trình. Trước khi cưỡng chế, hai bên nên lập bản cam kết để khi cưỡng chế sai, Hải quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp.

Ngồi ra, hiện nay cịn có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn khơng trung thực, có hành vi bn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hố. Các biểu hiện chính của hành vi gian lận thương mại là: khai báo sai về số lượng hàng nhập để giảm thuế nhập khẩu, khai báo sai về đơn giá và tổng giá trị lô hàng để giảm thuế; khai báo sai về chủng loại hàng nhập để giảm thuế suất thuế nhập khẩu và giảm tổng giá trị thuế phải nộp. Việc gian lận trên sẽ đẩy các doanh nghiệp làm ăn chân chính vào một “cuộc chơi”

khơng bình đẳng thậm chí đẩy họ tới tình trạng khơng cịn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại nữa. Sở dĩ các doanh nghiệp khơng chân chính thực hiện được hành vi gian lận thương mại là do có sự tiếp tay của các cán bộ công chức Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, Nhà nước mà đặc biệt là các lực lượng: Hải quan, thuế, quản lý thị trường, cơng an kinh tế, tồ án… cần có những biện pháp nâng cao tính trung thực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong ngành; cứng rắn xử phạt những cán bộ tiếp tay cho các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại; xử phạt thật nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bn lậu và gian lận thương mại.

3.2.2.3: Nhà nước cần tăng cường việc quản lý ngoại tệ

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng cần phải mua bán ngoại tệ. Song nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ bị thua thiệt do tỷ giá mua vào của ngân hàng quy định lại thấp hơn tỷ giá ở thị trường tự do nhưng bán ra lại cao hơn. Do đó các đơn vị xử lí bằng cách bán trực tiếp cho các đơn vị nào có nhu cầu mà khơng qua ngân hàng. Nhưng đến khi cần mua ngoại tệ để thanh tốn cho hoạt động nhập khẩu thì doanh nghiệp khơng thể đi mua lẻ từ thị trường bên ngồi (do khơng đáp ứng được lượng ngoại tệ lớn trong thời gian ngắn), các doanh nghiệp buộc phải mua của ngân hàng với một tỷ giá thường là có lợi cho ngân hàng. Doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh tốn trong khi đó Nhà nước quản lý chặt chẽ ngoại tệ. Do đó, Nhà nước cần xem xét điều chỉnh nguyên tắc và cơ chế phân bổ ngoại tệ cho nhập khẩu. Ngồi ra, đối với những mặt hàng khuyến khích nhập khẩu thì Nhà nước nên quy định những tỷ giá riêng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có lãi.

3.2.3.4: Nhà nước cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lựa chọn thơng tin về thị trường, về bạn hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà phần lớn là do hạn chế về khả năng tài chính và nguồn nhân lực. Một trong các nguồn thơng tin được các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao là nguồn thơng tin có được từ Bộ Thương mại, Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt nam, đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngồi. Tuy nhiên, các thơng tin được cung cấp thường không kịp thời và ít cơng khai, các doanh nghiệp muốn biết thơng tin thì đều phải tự động tìm kiếm, đến liên hệ với các tổ chức kể trên. Ngày nay, dịch vụ Internet phát triển mạnh mẽ, đem đến cho doanh nghiệp một kênh thông tin mới rất hiệu quả. Tuy nhiên, do trình độ cịn hạn chế nên hầu hết các doanh nghiệp đều chưa khai thác có hiệu quả cơng này. Nhà nước cần có các biện pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận khai thác hiệu quả phương tiện hiện đại này.

Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong việc tổ chức hội chợ, triển lãm để các doanh nghiệp tham gia tìm kiếm thơng tin bạn hàng và ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc nước ta tham gia các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, việc kí kết các hiệp định song phương, đa phương cũng là hết sức cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và trong hoạt động nhập khẩu hàng hố nói riêng.

KẾT LUẬN

Thời gian qua, ngành xuất- nhập khẩu tại Việt Nam đã thu được những kết qua tích cực đáng khen ngợi. Đóng góp vào thành cơng chung này không thể không kể đến những công ty nhập khẩu như Khải Minh đã luôn nỗ lực, cố gắng hoàn thiện từng ngày và trở nên năng động hơn trên thị trường quốc tế. Công ty Cổ phần Mb Khải Minh cũng đã có nhiều đổi mới về quy mô, tổ chức hoạt động, các nghiệp vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để phù hợp với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước. Cho tới thời điểm hiện tại, Công ty đã từng bước đạt được những thành công nhất định, trở thành một đối tác tin cậy trong lĩnh vực nhập khẩu các loạt nông sản trên thị trường thế giới

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu lạc quan thì vẫn cịn những hạn chế và sự thiếu ổn định cần khắc phục tại Công ty Cổ phần MB Khải Minh. Do đó, Cơng ty nên tiếp tục việc tích lũy kiến thức chuyên môn, tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước, ngày càng trở nên nhanh nhạy hơn với thị trường để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất cho Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính cơng ty Cổ phần Mb Khải Minh giai đoạn 2016-2018 2. Báo cáo nhập hàng hóa cơng ty Cổ phần Mb Khải Minh giai đoạn 2016-2018 3. Luật Thương mại Việt Nam 2015

4. Học viện Tài Chính. Giáo trình Hải quan cơ bản. 2011.

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Thời gian Nội dung

Tuần 1 ( từ 2/7 đến

7/7 )

- Đến Công ty Cổ phần MB Khải Minh để liên hệ xin được thực tập giữa khóa tại phịng Kinh Doanh của cơng ty. Được chị phịng Nhân sự dẫn đi gặp người hướng dẫn, chào hỏi và làm quen với các nhân viên của phòng cũng như các nhân viên của công ty.

- Bắt đầu làm quen với môi trường làm việc của cơng ty, tìm hiểu kỹ hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng, lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như nhiệm vụ của phịng Kinh Doanh nơi mình đang thực tập.

- Được tham gia vào 2 buổi tập huấn dành riêng cho thực tập sinh nhằm nâng cao kỹ năng chun mơn trong phịng ban mình đang làm việc. Để từ đó có thêm kiến thức nền căn bản, phục vụ cho 5 tuần thực tập phía trước.

Tuần 2 ( từ 8/7 đến

14/7 )

- Chủ yếu làm các cơng việc hành chính như: phơ - tơ, scan hợp đồng, sắp xếp chứng từ, đưa chuyển tài liệu, đánh máy một số văn bản … để từ đó, bước đầu được tiếp xúc với những chứng từ tài liệu thuộc chuyên ngành như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn thương mại…

- Tìm hiểu chi tiết cơng việc mà nhiệm vụ phịng ban mình thực tập, cụ thể như đặc điểm kinh doanh của Công ty, các mặt hàng xuất nhập khẩu, cũng như quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi.

- Giúp các anh chị nhân viên trong công việc đọc và dịch thư, hợp đồng và các văn bản trao đổi khác từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại, để từ đó biết được thêm cách mà các anh chị đàm phán và trao đổi với đối tác.

( từ 15/7 đến 21/7 )

trao đổi khác như được hướng dẫn từ trước.

- Bắt đầu tìm hiểu về qui trình làm một lơ hàng Xuất khẩu đường biển để trợ giúp các anh chị trong công việc chuyên môn, cũng như thu lượm kiến thức và số liệu phục vụ cho việc làm báo cáo thực tập.

Tuần 4 ( từ 22/7 đến

28/7)

- Tiếp tục các công việc như đọc và dịch thư, hợp đồng và các văn bản trao đổi khác như được hướng dẫn từ trước.

- Được xem các anh chị cũng như tự tay thực hành thao tác điền tờ khai hải quan điện tử, theo dõi tờ khai chuyển cảng của bên Hải quan giám sát.

Tuần 5 (từ 29/7 đến 3/8)

- Tiếp tục được tự tay thực hành thao tác điền tờ khai hải quan điện tử, theo dõi tờ khai chuyển cảng của bên Hải quan giám sát.

- Tiếp tục các công việc như đọc và dịch thư, hợp đồng và các văn bản trao đổi khác như được hướng dẫn từ trước.

- Lấy các số liệu còn lại để hoàn thành bản báo cáo và nhờ các anh chị trong phòng để giải đáp những thắc mắc về cơng việc, phục vụ cho q trình làm báo cáo thực tập

- Hoàn thành báo cáo và xin ý kiến.

- Tiến hành cảm ơn và tổ chức một buổi chia tay đối với các anh chị trong Phòng ban.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giữa khóa thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nông sản tại công ty cổ phần MB khải minh (Trang 36)