I/ Thực trạng quản lý và điều chỉnh dự trữ ngoại hối của Ngân hàng
1. Các công cụ điều hành tỷ giá
1.1. Mục đích và khả năng can thiệp của NHNN
Mục đích can thiệp của NHNN là khơng hồn tồn giống nhau điều này phụ thuộc vào tình hình ý đồ chiến lược mục tiêu phát triển của mỗi nước, ngay ở mỗi quốc gia mục đích can thiệp cũng tuỳ thuộc vào từng thời kỳ. Điều này cũng khơng có gì là khó hiểu bởi vì sự phát triển của mỗi quốc gia là khác nhau cũng như trong một quốc gia thì các thời kỳ khác nhau người ta thường đặt ra các mục tiêu rất khác nhau.
Ở Việt Nam can thiệp vào tỷ giá thời gian gần đây NHNN của NHNN là nhằm vào mục đích “ điều hành tỷ giá theo hướng hình thành mức tỷ giá phản ánh sát hơn quan hệ cung cầu trên thị trường, khuyến khích xuất khẩu
để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế giữ cho tỷ giá vận động theo tín hiệu của thị trường nhưng khơng để xảy ra những biến động lớn vượt quá tầm kiểm sốt của chính sách điều hành tiền tệ quốc gia.
Về khả năng can thiệp của NHNN, sự thành công trong can thiệp của NHNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nổi bật lên là các yếu tố sau đây: · Phạm vi hoạt động mua và bán ngoại tệ
· Mức độ tác động của các dự tính về sự biến động của tỷ giá trong tương lai. ·Bên cạnh mức độ can thiệp thì vấn đề có tính quyết định trong thành cơng là việc sử dụng cơng cụ nào của chính sách tiền tệ.
1.2. Hệ thống các công cụ can thiệp trong quản lý ngoại hối
Phương án can thiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố (mục đích, thực trạng thị trường) song trước hết phụ thuộc phần lớn vào chế độ tỷ giá hiện hành đang được áp dụng. Mỗi chế độ quản lý ngoại hối đều có phương án can thiệp điều chỉnh thích hợp. Để thực hiện điều chỉnh tỷ giá hiện nay đã và đang tồn tại nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp đó là: chính sách chiết
khấu, các nghiệp vụ thị trường hối đối, quỹ bình ổn hối đối , giảm giá hay tăng giá sức mua đối nội hay sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia.
❖ Đối với công cụ lãi suất chiết khấu:
Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường. Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái trên thị trường đạt tới mức cần điều chỉnh thì NHNN nâng cao lãi suất chiết khấu, đều này làm cho lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên. Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi cao hơn nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ bớt đi làm tỷ giá khơng có cơ hội để tăng lên nữa. Mặc dù là công cụ được sử dụng thường xuyên ở các quốc gia trên thế giới thế nhưng
chính sách lãi suất chiết khấu vẫn có những hạn chế nhất định bởi vì quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất chỉ là quan hệ gián tiếp, tác động qua lại chứ không phải là tác động trực tiếp nhân quả.
❖ Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở được hiểu nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của NHNN để điều chỉnh tỷ giá hối đoái, đây là một trong những biện pháp quan trọng của Nhà nước để giữ vững sự ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Đây cũng là một biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đối. Thơng qua nghiệp vụ này NHNN có thể can thiệp một cách rất linh hoạt, nhanh chóng và có hiệu qủa vào tỷ giá. Ở những nước có nền kinh tế phát triển cao nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên trên qui mô rộng lớn, đôi khi mở ra trên phạm vi của cả một khu vực thậm chí cả thế giới. Việt Nam cũng đã rất chú trọng vào việc phát triển công cụ này điều này được thể hiện trong hàng loạt các qui định mới đây về việc đưa các nghiệp vụ thị trường mở chính thức được phép thực hiện giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như trên thị trường tự do giữa các NHTM với dân chúng, không những thế công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngày càng khẳng định sự cần thiết của nó trong việc điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tỷ giá.
❖ Đối với quỹ bình ổn hối đối:
Trong điều kiện giá cả thị trường ln ln khơng ổn định thậm chí hay xảy ra những biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ bình ổn hối đối như là một trong những công cụ để điều chỉnh tỷ giá điều hành. Nguồn vốn để hình thành nên quỹ bình ổn hối đối có thể là:
+ Phát hành trái khốn kho bạc bằng tiền quốc gia. + Sử dụng vàng để lập quỹ bình ổn hối đối.
❖ Đối với công cụ phá giá đồng tiền:
Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền đó so với các đồng tiền khác . Kết quả của phá giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái. Phá giá đồng tiền là một biện pháp mạnh và cực đoan, nó chỉ được sử dụng ở các nền kinh tế dồi dào nhưng phải đối đầu với suy thối kinh tế đi đơi với lạm phát ngày càng trầm trọng hoặc cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp như trên thì phá giá đồng tiền cũng chỉ được áp dụng khi mà các biệp pháp khác đã được áp dụng nhưng không đem lại hiệu quả. Ở Việt Nam chúng ta mới chỉ thực hiện phá giá tiền tệ ở một mức độ thấp chúng ta vẫn đang cố gắng sử dụng tất cả các biện pháp khác có thể để điều hành tỷ giá trước khi phải dùng đến công cụ phá giá. Thời gian gần đây đồng VND chịu nhiều sức ép phải giảm giá và nhiều nhà kinh tế đã có ý kiến sử dụng cơng cụ này ở nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
❖ Đối với công cụ dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là việc NHNN buộc các NHTM phải giữ lại một phần nhất định trên tổng số ngoại tệ mà các NHTM có được từ việc thu hút ngoại tệ trong nền kinh tế phần giữ lại này do NHNN quản lý và nó có ý nghĩa đảm bảo cho khả năng thanh tốn của các NHTM, hơn thế nữa nó cịn là cơng cụ đắc lực để NHNN mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM trên thị trường ngoại hối từ đó NHNN có thể có những tác động đến mức tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây là cơng cụ được sử dụng thưịng xuyên tại Việt Nam trong việc điều hành tỷ giá ví dụ như trong thời gian gần đây để đối phó với những bất lợi do tỷ giá mang lại cho đồng VND cũng như việc thực hiện chủ trưong đổi mới điều hành chính sách tỷ giá NHNN đã liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8% lên 12% rồi lên đến 15% đồng thời thực hiện tự do hoá lãi suất ngoại tệ, điều này nhằm hạn
chế sự mất giá gần đây của USD ổn định tỷ giá để tạo điều kiện cho cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế hiện nay.
❖ Đối với các cơng cụ quản lý có tính chất hành chính:
Việc đưa tỷ giá tới gần sự chi phối của các qui luật thị trường hơn, từng bước tiến tới một đồng tiền có khả năng chuyển đổi đồng nghĩa với việc quốc gia đó phải dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính trong quản lý tỷ giá. Tuy nhiên việc dỡ bỏ tức thời các biện pháp hành chính khơng phải là một biện pháp đúng mà chỉ nên nới lỏng một cách từ từ tương ứng với việc gia tăng sức mạnh can thiệp của các cơng cụ mang tính kinh tế do đó tuỳ theo diễn biến của nền kinh tế mà nới lỏng hay thay thế các biện pháp hành chính được tiến hành nhanh hay chậm. ở Việt Nam chúng ta vẫn còn sử dụng khá nhiều các biện pháp hành chính trong điều hành quản lý tỷ giá tuy nhiên điều này là phù hợp với nền kinh tế cịn kém phát triển trình độ quản lý chưa cao của chúng ta. Trong thời gian gần đây do yêu cầu của quá trình đổi mới hội nhập kinh tế thế giới chúng ta đã có những nới lỏng nhất định trong các qui định về quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá như quy định về việc giảm tỷ lệ kết hối từ 100% xuống cịn 40%, thơng tư 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/02/2000 của thống đốc NHNN Việt Nam về các chính sách đối với nguồn kiều hối.