Thực trạng quản lý ngoại hối ở ViệtNam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình dự trữ ngoại hối và vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc điều chỉnh dự trữ ngoại hối giai đoạn 2006 2012 (Trang 36 - 40)

I/ Thực trạng quản lý và điều chỉnh dự trữ ngoại hối của Ngân hàng

2. Thực trạng quản lý ngoại hối ở ViệtNam

2.1. Sự phát triển của hệ thống tỷ giá ở Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 1955-1989, mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi và thả nổi có quản lý, nhưng các nước trong hệ thống XHCN, với cơ chế kế hoạch hố tập trung, Nhà nước ln can thiệp mạnh vào mọi mặt hoạt động kinh tế, thì quả thực cơ chế hối đối thả nổi khơng thể tồn tại và phát huy tác dụng, thay vào đó là chế độ tỷ cố định. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi khn khổ ấy. Tỷ giá chính thức của Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1955 là tỷ giá giữa đồng Việt Nam

và đồng nhân dân tệ Trung Quốc: 1VND =1470 NDT. Tỷ giá này được xác định bằng cách so sánh giá bán lẻ 34 mặt hàng tiêu dùng tại thủ đô và một số tỉnh biên giới giữa 2 nước nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán giữa 2 nước trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sau đó các tỷ giá giữa Việt Nam và các đồng tiền khác được thiết lập. Bên cạnh tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch), Nhà nước còn đưa ra 2 loại tỷ giá khác là tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ. Như vậy tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn này là chế độ đa tỷ giá. Hệ thống tỷ giá này đã gây khơng ít khó khăn cho việc quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại, đồng thời để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới cơ chế tỷ giá nói riêng, đổi mới lĩnh vực tài chính tiền tệ nói riêng trở thành vấn đề cấp bách.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nhà nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là thời kỳ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy quản lý và điều hành kinh tế của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tỷ giá hối đối, khâu đột phá có vai trị cực kỳ quan trọng đối với q trình cải cách được đặc biệt quan tâm. Tháng 3/1989 Nhà nước chính thức cơng bố xố bỏ tỷ giá kết toán nội bộ, xoá bỏ mọi chế độ trợ giá cho các hoạt động trợ giá cho các hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính thức được NHNN cơng bố căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, tham khảo diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do và giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước. Trên cở sở này các NHTM xây dựng một tỷ giá riêng cho mình trong giao dịch hàng ngày với biên độ giao động cho phép. Nhìn chung những giải pháp trên đã góp phần cải tạo tình hình thị trường ngoại hối, xố bỏ tình trạng bất hợp lý trong mua bán, thanh toán, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Trong giai đoạn 1989-1992 ,tỷ giá điều hành VND/USD biến động mạnh hiện nay theo xu hướng giá trị đồng USD tăng liên tục kèm theo các “cơn sốt”, các đột biến với biên độ rất lớn. Sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá VND/USD từ cuối năm 1990 trở đi đỉnh cao của mức tăng giá trị USD là cuối năm 1991 ngày 4/12/1991, giá USD tại thị trường tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM là 14450VND/USD và 14580 VND/USD mặc dù giai đoạn 1989- 1992 chính sách quản lý ngoại tệ của Nhà nước đã có nhiều thay đổi như chuyển từ hình thức tỷ giá kế tốn nội bộ bình qn cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo hàng hố và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này, hoặc nếu có thay đổi thì cũng ở mức độ nhỏ, nên tỷ giá công bố vẫn ở mức cách xa tỷ giá hình thành trên thị trường. Như vậy trên danh nghĩa Nhà nước quản lý chặt chẽ đối với lưu thơng ngoại tệ nói chung tỷ giá hối đối nói riêng nhưng trên thực tế tỷ giá hối đoái đã bị thả nổi do cơ chế quản lý ngoại tệ chậm được đổi mới theo từng bước chuyển đổi của nền kinh tế theo hướng thị trường. Trước tình hình đó Chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đối với những nội dung chính như sau:

+ Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng biện pháp kinh tế: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi và mua bán ngoại tệ với nhau theo giá thoả thuận.

+ Bãi bỏ hình thức qui định tỷ giá nhóm hàng trong thanh tốn ngoại thương giữa Ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu thay vào đó trên cở sở tỷ giá tại các phiên giao dịch ngoại tệ NHNN sẽ cơng bố tỷ giá chính thức.

2.3. Chính sách tỷ giá hối đối tự chủ theo cơ chế thị trường (1992- 1998)

Vào thời điểm cuối năm 1992 do kết quả của sự can thiệp của NHNN vào thị trường ngoại tệ tỷ giá VND/USD dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải toả khỏi các yếu tố đầu cơ, hưóng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời với các chính sách về khuyến khích nguồn kiều hối chúng ta đã thu được một lượng ngoại tệ đáng kể cho tình hình cung cầu ngoại tệ cũng vì thế mà được cải thiện đáng kể thậm chí trong giai đoạn 1992-1993 tình trạng USD mất giá nhanh đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu qua mức cuối năm 1994 USD mất giá liên tục so với các đồng tiền chủ chốt mặc dù thế trên thị trường Việt Nam cả hai thời kỳ trên tỷ giá vẫn khá ổn định. Năm 1997 do khủng khoảng tiền tệ ở các nước Đông Nam Á đã làm cho các đồng tiền của các nước trong khu vực bị mất giá mạnh so với USD nhưng đồng VND đã thể hiện sự ổn định của nó và sự ổn định đó có được do chính sách về điều hành tỷ giá theo hướng tiếp cận sát với thị trường cộng với việc nền kinh tế chưa tham gia đầy đủ vào nền kinh tế thế giới nên những ảnh hưởng của khủng hoảng là không lớn. Trong giai đoạn này cơ chế điều hành tỷ giá cịn có những thay đổi đáng kể như việc xác định biên độ dao động của tỷ giá xung quanh tỷ giá chính thức được cơng bố bởi NHNN (mức dao động là ±10%) các công cụ điều hành tỷ giá được mở rộng như việc ban hành “ qui chế hoạt động giao dịch hối đoái “ của quyết định số 17/QD-NHNN7 theo đó các giao dịch thuộc nghiệp vụ thị trường mở được mở rộng như việc đưa thêm vào các cơng cụ mới như giao dịch hối đối có kỳ hạn (Forward) giao dịch hối đoái hoán đổi (Swap) điều này đã là tăng lên rất nhiều hiệu quả của việc điều hành tỷ giá của chúng ta trong giai đoạn vừa qua.

2.4. Cơ chế điều hành tỷ giá trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay

Từ tháng 2/1999 bằng hai quyết định 64/1999/QĐ-NHNN7 và

65/1999/QĐ- NHNN7 ngày 25/2/1999 NHNN đã chính thức bãi bỏ việc cơng bố tỷ giá chính thức nói trên mà thay vào đó là cơng bố tỷ giá giao dịch ngoại

tệ bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các NHTM được phép xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán đối với USD nhưng không vượt quá biên độ 0,1%với tỷ giá giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN cơng bố hàng ngày. Có thể nói đây là một bước đổi mới rất quan trọng không những trong quan niệm tư duy mà cả trong thực tiễn quản lý, với cơ chế này làm cho tỷ giá trên thị trường vận động một cách khách quan phản ánh đúng các quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình dự trữ ngoại hối và vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc điều chỉnh dự trữ ngoại hối giai đoạn 2006 2012 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)