Một số giải pháp tăng cường quản lý dự trữ ngoại hối ở ViệtNam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình dự trữ ngoại hối và vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc điều chỉnh dự trữ ngoại hối giai đoạn 2006 2012 (Trang 43 - 48)

III/ Giải pháp cho vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối ở ViệtNam

3. Một số giải pháp tăng cường quản lý dự trữ ngoại hối ở ViệtNam

Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo ba nguyên tắc: an toàn, tạo vốn khả dụng và tạo thu nhập. Đồng thời những quyết định về số lượng thành phần và cơ cấu thời hạn của dự trữ ngoại hối có thể thay đổi theo thời gian phù hợp với những điều kiện cụ thể bên trong và ngoài nước.

3.1. Lựa chọn chiến lược đầu tư phù hợp

Việc duy trì dự trữ ngoại hối, về mặt kinh tế bao hàm các “chi phí cơ hội” nếu nhìn từ góc độ sử dụng tiền dự trữ ngoại hối đó vào mục đích khác trong nước. Chính vì vậy mà mục tiêu quan trọng trong quản lý dự trữ ngoại hối là làm sao để có thể bù lại các chi phí đó bằng cách quản lý dự trữ ngoại hối một cách hết sức an tồn cao và có lợi nhuận cao ở mức có thể đạt được. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo tính khả dụng của quỹ dự trữ ngoại hối bởi lẽ nó là tấm đệm cho một quốc gia trong việc ổn định tỷ giá hối đoái và đồng thời sẵn sang thỏa mãn các nhu cầu về thanh toán trong ngắn hạn.

3.2. Lựa chọn một cơ cấu dự trữ hợp lý

Nếu chỉ giữ một đồng tiền được chấp nhận rộng rãi (USD) nhưng khi có những biến động đáng kể về tỷ giá việc giữ một lượng đồng USD có thể chịu hậu quả về rủi ro tỷ giá và sẽ gây tổn thất lớn. Để các định một cơ cấu đồng tiền thích hợp trong dự trữ ngoai hối cần phải tính tới các nhân tố khác như điều kiện thương mại và thanh toán, đặc biệt là những đồng tiền cần thiết cho thanh tốn và trả nợ nước ngồi của một quốc gia. Các nhân tố khác cũng có thể địi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại hối sao cho hợp lý nhất. Ví dụ khi người ta có nhu cầu về phương tiện thanh toán, điều quan trọng là khoản dự trữ ngoại hối phải được quốc tế và dễ dàng chuyển đổi được trên thị trường. Với mục tiêu này Ngân hàng Nhà nước cần hướng tới các đồng tiền của những quốc gia có thị trường vốn và ngoại tệ rộng lớn, tập trung cao và hiệu quả. Hơn nữa, do việc quản lỷ dự trữ ngoại

hối có liên quan đến rủi ro tỷ giá đói với đồng bản tệ, iệc đa dạng hóa cao độ dự trữ ngoại hối của mình gồm các đồng tiền chủ chốt trên thế giới là điều cần thiết.

3.3. Hồn chỉnh hệ thống chính sách về quản lý ngoại hối

Cùng với việc từng bước tự do hóa các giao dịch vãng lai, Ngân hàng Nhà nước cần quy định thêm các thủ tục chuyển đổi ngoại tệ chặt chẽ để có thể dễ dàng kiểm sốt nhằm tránh việc mua ngoại tệ không đúng đối tượng, sử dụng khơng đúng mục đích gây lãng phí.

Ngồi ra NHNN cần bổ sung một số quy định về quản lý các giao dịch vốn theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng trả nợ như quy định về việc vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp, các u cầu về ngoại tệ để trả nợ.

Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp quy đối với các giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán.

3.4. Xây dựng một quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh

Đây là một điều kiện rất quan trọng để đối phó với những trường hợp mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế hay những biến động trong điều kiện thương mại. Có một quỹ dữ trữ ngoại tệ vững mạnh cũng là điều kiện đảm bảo độ tin cậy trong nước và trên thế giới. Muốn vậy Nhà nước phải có biện pháp để tập trung nguồn ngoại tệ về tay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.5. Có biện pháp kịp thời để phát triển thị trường ngoại tệ trong nước

Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu trong điều kiện hiện nay nhằm hỗ trợ cho chính sách tỷ giá. Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu và cho áp dụng thêm một số công cụ thị trường chuyển nhượng như quyền chọn

và hồn thiện các cơng cụ đã có như: giao dịch kỳ hạn (Formard), giao dịch hoán đổi (Swap) theo thông lệ quốc tế.

3.6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tin học hóa quy trình hoạt đọng nghiệp vụ

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý ngoại hối, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ngân hàng để đưa ra dược những cảnh báo sớm liên quan đến quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, từ đó tham mưu với Chính phủ trong việc điều hành tỷ giá để có biện pháp tức thời phù hợp thị trường.

3.7. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ

Luôn luôn cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng tổng quan về ngoại hối và quản lý dự trữ ngoại hối cho các cán bộ làm công việc liên quan tới hoạch định, thực thi chính sách quản lý ngoại hối tại NHNN, thơng qua các khóa học, các khóa đào tạo cơ bản, chuyên sâu. Trên cơ sở đó, tăng cường năng lực và kỹ năng lập chính sách nói riêng và năng lực tổng hợp cho cán bộ NHNN.

- Nắ m vững các kiến thức nền tảng, khung lý thuyết về ngoại hối và quản lý ngoa ̣i hối gắn với hội nhập quốc tế của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng hay ngân hàng trung ương (NHTW) hay chính sách tiền tệ (CSTT);

- Hiểu biết về thực tiễn ngoại hối và quản lý ngoa ̣i hối ở Viê ̣t Nam, vai trò của NHNN qua các thời kì; Những khó khăn, thách thức và định hướng …

- Có khả năng tham gia tích cực trực tiếp hay gián tiếp vào q trình lập chính sách, nghiên cứu chính sách… hay cơng việc có liên quan theo chức năng/nhiệm vụ.

KẾT LUẬN

Đối với bất kì một quốc gia nào thì việc quản lý và sử dụng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng cũng là một vấn đề cần xem xét và quan tâm nhất là trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay. Bởi vì quản lý ngân hàng khơng chỉ đảm bảo cho sản xuất trong nước phát triển, ổn định giá trị đồng nội tệ, kiểm sốt lạm phát và hơn hết nó đảm bảo chủ quyền quốc gia về tiền tệ. Do vậy đây là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm tới.

Mặc dù trong công tác quản lý và sử dụng ngoại hối, nước ta đã có những thành tựu nhưng bên đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức trong chính sách quản lý. Do vậy việc xây dựng một chính sách quản lý nguồn dự trữ ngoại hối hồn tồn phù hợp với tình hình, sức khỏe nền kinh tế của đất nước trong thời kì hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm. Trong bài tiểu luận, chúng em đã đưa ra thực trạng tình hình dự trữ ngoại hối và quản lý dữ trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam. Và chúng em đưa đề xuất một số giải pháp nhằm pháp huy hiệu quả của các chính sách quản lý và sử dụng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước với hy vọng sẽ không ngừng nâng cao vị thế giá trị cảu đồng tiền Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Mai Thu Hiền đã tận tình giảng dạy chúng em bộ mơn Tài chính quốc tế, giúp chúng em có kiến thức tồn diện và hướng tiếp cận đúng đắn với vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Phương Mai, “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng năm, 2012.

2. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Tăng dự trữ ngoại hối nhà nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng số 22, năm 2006

3. Trần Vũ Hải: “Quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN: Thực trạng và giải

pháp”

4.” Thực trạng và giải pháp trong hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hàng

nhà nước Việt Nam”

5. Giao dịch ngoại hối – Pepperstone

6. TS Mai Thu Hiền và Vũ Thu Huyền: “Dự trữ ngoại hối của Việt Nam: Thực trạng và một số gợi ý chính sách”

7. NHNN Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm từ 2007đến 2010. 8. Tổng cục Thống kê.

9. Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của IMF. 10. Databank của Worldbank.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình dự trữ ngoại hối và vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc điều chỉnh dự trữ ngoại hối giai đoạn 2006 2012 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)