Trước hết phải khẳng định rằng NHNN có vai trị quan trọng trong việc quản lý ngoại hói diều tiết cũng như quản lý các vấn đề liên quan ngoại hối. Có 2 cơ chế trong cơng tác quản lý dự trữ ngoại hối đó là cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn và cơ chế quản lý có điều tiết.
1. Với cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn
Nhà nước thực hiện đọc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Nhà nước áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt nhằm tập trung tất cả các hoạt động ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do Nhà nước quy định bắt buộc các tổ chức phải chấp hành. Cơ chế này thích hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong cơ chế quản lý hoàn tồn, Nhà nước có thể áp đặt khống chế được thị trường, ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài, chủ động khai thác được nguồn vốn bên rong, nhưng trong nền kinh tế thị trường cách quản lý này sẽ không phù hợp, cản trở và gây khó khan cho nền kinh tế.
2. Với cơ chế quản lý có điều tiết
Nhà nước tiến hành kiểm soát ở mức độ nhất định để nhằm phát huy tính tích cực của thị trường tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định. Nhà nước sử dụng những công cụ như: Tỷ giá, dự trữ ngoại hối thông qua các hoạt
động mua bán ngoại tệ và các hoạt động nghiệp vụ khác nhau như sử dụng các chính sách chiết khấu, nâng giá tiền tệ, phá giá tiền tệ, sử dụng công cụ lãi suất hoặc hàng rào ngoại thương…