CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY TNHH THANH AN

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH thanh an (Trang 42 - 44)

- Nhược điểm:

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY TNHH THANH AN

3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm đối với Công ty TNHH Thanh An * Ưu điểm:

- Kế hoạch đào tạo chi tiết, rõ ràng và phù hợp với nhu cầu đào tạo và nguồn lực sẵn có tại cơng ty (nguồn giảng viên đào tạo, các máy móc trang thiết bị…) của cơng ty.

- Với việc tận dụng nguồn giảng viên đào tạo bên trong giúp cơng ty tiết kiệm chi phí th giảng viên.

- Công ty đã phân riêng ra từng cấp để xây dựng nội dung đào tạo. Với cấp quản trị thì các nội dung đào tạo cần phải được đào tạo bên ngồi, cịn nhân viên có thể đào tạo theo phương pháp kèm cặp, ... Điều này giúp việc quản lý dễ dàng hơn. Sau khi xác định được những nội dung cần phải đào tạo ở từng cấp thì cơng ty tiến hành lựa chọn phương pháp đào tạo sao cho phù hợp với những nội dung cần đào tạo. Công ty cũng rất quan tâm đến việc lựa chọn giáo viên, giảng viên phù hợp cho công tác đào tạo sao cho chất lượng tốt, nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm để giúp cho những người được đi học sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức nhất.

- Đưa ra mục tiêu cụ thể cho công ty, xác định được những kiến thức và kỹ năng gì mà nhân viên cần có sau khi được đào tạo. Từ đó xác định được kế hoạch đào tạo sát với mục tiêu đề ra.

* Nhược điểm:

- Lựa chọn người đi đào tạo vẫn còn ồ ạt, chưa lựa chọn được đúng người có tiềm năng phát triển đi đào tạo, số lượng chưa tỉ lệ thuận với chất lượng.

- Các phương pháp học còn thiếu, cần bổ sung thêm, các bài học chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, chưa đi sâu vào thực hành dẫn đến việc giữa thực hành và lý thuyết có khoảng cách.

- Trong phương pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp thì người hướng dẫn là ban lãnh đạo chủ chốt trong công ty và trưởng các bộ phận liên quan. Những người này có thể kinh nghiệm thực hành khá tốt nhưng lại thiếu kỹ năng sư phạm và vì kế hoạch đào tạo này xác định chỉ sử dụng nguồn giảng viên bên trong nên thiếu sự đánh giá khách quan, bài giảng kém linh động, thậm chí là khơng có tính cập nhật kiến thức mới. Dẫn đến việc học viên khó hiểu, khó tiếp thu được hết những gì người dạy truyền đạt.

- Cơng ty có thực hiện bước khảo sát năng lực thực tế của người lao động trong cơng ty tuy nhiên thì bước này chỉ mang tính hình thức, kết quả thu được không cụ thể chi tiết mà chỉ mang tính chung chung. Bước khảo sát này khá quan trọng vì mỗi người lao động trong cơng ty có những năng lực khác nhau nên nếu bỏ qua hay làm mang tính chất hình thức thì sẽ dẫn đến việc xác định sai đối tượng, sai phương pháp, tốn kém chi phí mà hiệu quả mang lại khơng cao. Ví dụ: với bộ phận marketing thì với việc khảo sát năng lực này sẽ giúp công ty xác định được những ai là người phải đào tạo lại, những ai phải đào tạo bổ sung hoặc đào tạo nâng cao? Và kiến thức/ kĩ năng mà họ đang thiếu là gì? (ví dụ như: cách để tiếp cận với đối tượng khách hàng nhanh nhất? họ có thể quảng bá sản phẩm sữa yến mạch dành cho những người ăn kiêng hoặc đang có nhu cầu giảm cân ở đâu?)

- Trong kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty Thanh An chưa đưa ra được những tiêu chí đánh giá mà mới chỉ đưa ra các cách thức để đánh giá kết quả đào tạo.

* Nguyên nhân của những nhược điểm còn tồn tại:

- Do thiếu bước đánh giá kết quả thực hiện công tác lập kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, chưa có sự nhìn nhận những gì đã đạt được, những gì cần sửa đổi để rút kinh nghiệm và hồn thiện cơng tác lập kế hoạch đào tạo, phát triển cho những lần sau.

- Bộ phận lãnh đạo khi duyệt kế hoạch vẫn chưa xem xét một cách kĩ càng. Khi được bộ phận chuyên trách gửi kế hoạch đào tạo lên, ban lãnh đạo chỉ lướt qua và ký phê duyệt. Cho thấy rằng, sự quan tâm của ban lãnh đạo về công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực chưa cao, chỉ quan tâm đến kết quả thực hiện đào tạo mà thôi.

- Cơng tác phân tích cơng việc khơng thực sự được chú trọng. Trong khi đó phân tích cơng việc là một trong những yếu tố để xác định nhu cầu đào tạo: dựa vào bản mô tả để biết được những việc phát sinh thêm, những tiêu chuẩn về kiến thức và kĩ năng cần có để hồn thành nhiệm vụ mới… vì thế nếu khơng thực hiện nghiêm túc cơng tác phân tích cơng việc sẽ có thể bị sai ngay từ bước xác định nhu cầu đào tạo.

- Sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa bộ phận đào tạo và các bộ phận/phịng ban. Việc thu thập thơng tin để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho từng vị trí đơi khi gặp nhiều khó khăn.

3.2 Đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện việc lập kế hoạch đào tạophát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thanh An

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH thanh an (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w