Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên thị trường khu vực châu á (Trang 37 - 38)

Các doanh nghiệp với rất nhiều những chiến lược đổi mới như:

Chiến lược đổi mới công nghệ: để nâng cao giá trị cà phê, cao su cũng như

hồ tieu xuất khẩu, các doanh nghiệp cần cải tiến và đầu tư các thiết bị và công nghệ chế biến tiên tiến. Máy móc nhập khẩu tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, phục vụ sản xuất.

Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: đa dạng hoá sản phẩm là cần thiết để

đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu sang nước ngồi. Các cơng ty cà phê chú trọng đến việc tạo ra thị trường mới bằng sản phẩm mới, ví dụ như từ sản phẩm cà phê bột, pha fin thành các sản phẩm giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian hơn, đó là cà phê hòa tan, pha sẵn; ngồi ra còn có các sản phẩm đóng lon tạo ra những dòng thị trường phù hợp với thị hiếu khi dùng cà phê của khách hàng ở những nơi khác nhau như uống ở các quán cóc, quán cà phê, uống tại nhà, nhân viên văn phòng… Các sản phẩm tiêu đen, tiêu trắng

Chiến lược liên kết trong ngành: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà

phê đã xây dựng mối liên kết với người trồng cà phê cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh. Tổng công ty cà phê Việt Nam VINACAFE không chỉ chú trọng khâu thu mua, chế biến mà còn chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, hướng tới phát triển nơng nghiệp bền vững trên diện tích 37000 ha với các loại giống cà phê cho năng suất cao, trong 5 năm tới tập trung tái canh khoảng11000 ha để thay thế các vườn cà phê già cỗi tại các đơn vị trực thuộc.

Chiến lược quảng cáo, phân phối: khâu quảng cáo, phân phối sản phẩm là

khâu vô cùng quan trọng và cũng được các doanh nghiệp rất chú trọng. Các công ty cà phê, cao su hay cà phê xuất khẩu ở Tây Nguyên luôn hỗ trợ các đại lý phân phối sản phẩm của mình về cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh nghiệm phân phối cũng như đầu tư vào quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chiến lược phát triển thương hiệu: các doanh nghiệp cà phê đã chú trọng

phát triển thương hiệu, đưa thương hiệu cà phê Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Nhưng vấn đề bảo vệ thương hiệu vẫn còn nhiều bất cập. Gần đây nhất là vụ việc của cà phê Buôn Ma Thuột. Địa danh “Buon Ma Thuot”, cả tiếng Latin và tiếng Trung, đã bị một doanh nghiệp ở Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hợ số có hiệu lực 10 năm kể từ 14/11/2010. Chủ sở hữu này cũng tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee – 1896” tại Trung Quốc từ 14/6/2011. Trên thực tế, chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận cho tỉnh Đắc Lắc, công nhận bảo hộ quốc gia từ năm 2005. Nhưng từ đó cho đến nay, Đắk Lắk đã chậm trễ trong việc quản lý, sử dụng và đầu tư phát triển nhãn hiệu này. Mãi đến tháng 8/2011, Sở Khoa học và Công nghệ Đắc Lắc mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho 8 thành viên của Hiệp hội Cà phê Bn Ma Tḥt. Việc đánh mất nhãn hiệu như trên có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu cà phê Buôn Ma Tḥt, thậm chí doanh nghiệp

Trung Quốc còn lấy việc bảo hợ nhãn hiệu để ngăn cản việc cà phê Buôn Ma Thuột của ta xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc khiếu nại nếu thực hiện được cũng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức.

Chiến lược xúc tiến thương mại: là rất cần thiết cho xuất khẩu nông sản

chủ lực Việt Nam, các doanh nghiệp chú trọng tìm kiếm thị trường mới, tìm hiểu nhu cầu thị trường, những rào cản thị trường để có biện pháp đối phó với sự hỗ trợ của các trung tâm xúc tiến thương mại.

Về cách thức tổ chức doanh nghiệp, các công ty chú trọng xây dựng các tổ

chức đồn thể ngày càng vững mạnh, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao đợng, đảm bảo có thu nhập ổn định, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nhà nước giao cho, đảm bảo an ninh chính trị và góp phần tăng tốc đợ phát triển kinh tế trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên thị trường khu vực châu á (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)