-Thứ nhất, xử lý điểm mấu chốt của nợ xấu là tài sản bảo đảm (TSBĐ). Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu sẽ giúp xử lý TSBĐ được nhanh, thuận lợi hơn. Muốn vậy, phải để bên cho vay (Tổ chức tín dụng) có quyền thu giữ TSBĐ khi bên vay vi phạm cam kết không trả được nợ.Sau khi thu giữ TSBĐ, TCTD được bán TSBĐ theo giá thị trường, có thể thấp hơn giá trị sổ sách; TCTD chuyển nhượng, sang tên tài sản cho người mua; được ưu tiên thanh tốn cho nghĩa vụ nợ; khi có tranh chấp khởi kiện ra tòa thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn để rút ngắn quy trình, thủ tục tố tụng tại tòa án, giúp TCTD xử lý nhanh TSBĐ.Đây là những tiền đề cần thiết để hình thành thị trường mua - bán nợ theo thông lệ quốc tế và giúp các tổ chức quản lý tài sản, các công ty xử lý nợ, bao gồm cả Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) có thể giải quyết nhanh chóng khối lượng nợ xấu đã mua từ các TCTD.
-Thứ hai, NHNN có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay, từ số liệu này mới có thể áp dụng các giải pháp cụ thể
cho từng TCTD. Đối với từng ngân hàng, cần nâng cao năng lực tài chính như: chủ sở hữu, chất lượng tài sản. Bên cạnh việc xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, các ngân hàng có thể chuyển khoản nợ sang cơng ty chuyên xử lý nợ xấu. Để nâng cao chất lượng khoản nợ, ngân hàng cần tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay, thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản vay đúng quy định. Bên cạnh đó, NHNN xử lý nghiêm hành vi che giấu nợ xấu. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số quy định về cách phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra...
-Thứ ba, với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, biện pháp khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể. Nếu không sáp nhập được thì các TCTD này sẽ đặt trong điều kiện kiểm soát đặc biệt của NHNN, nhằm từng bước xử lý các tồn đọng để đi tới giải thể.