Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên thị trường khu vực châu á (Trang 39 - 42)

3.2.4.1. Các ngành hỗ trợ: gieo trồng, thu mua cà phê, cung ứng bao bì, máy móc đóng gói.

Đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, các ngành hỗ trợ là những ngành cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh như ngành cơ khí thì chế tạo và lắp ráp máy móc để phục vụ chế biến và đóng gói, hay ngành lâm nghiệp trờng cây cà phê để tạo đầu vào chính cho giai đoạn sản xuất sản phẩm

cà phê tiêu dùng. Tuy hiện nay, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển để chiếm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng có thể nhận thấy rõ xu hướng phát triển của ngành này đang ngày mợt củng cố và hồn thiện hơn. Ví dụ ngành cơ khí chế tạo trong nước đã có thể sản xuất được mợt số máy móc trong dây chuyền sản xuất cà phê như máy rang, sấy, mà trước đây, tồn bợ máy móc để sản xuất, chế biến cà phê đều phải nhập khẩu. Ni-lon dùng để sản xuất nhãn mác, bao bì, vỏ hộp cũng đã trở thành nguyên phụ liệu quan trọng mà Việt Nam có thể cung ứng được. Các doanh nghiệp thu mua cà phê tươi, hoặc sơ chế đã đóng góp chủ yếu vào hoạt đợng xuất khẩu cà phê, gần đây, kể từ khi Việt Nam hội nhập và mở cửa, sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngồi tham gia hoạt đợng thu mua cà phê đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong ngành, tạo đợng lực để các doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế riêng và chủ đợng hơn. Điều đó được chứng tỏ khi ngày nay, các doanh nghiệp thu mua đang đua nhau đến tận vườn để thu gom và chuyên chở. Chính điều này tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì đáp ứng kịp thời số lượng và chủ đợng hơn trong giao dịch hàng hóa.

Nói tóm lại, cơng nghiệp hỗ trợ nói chung trong xuất nhập khẩu cũng như nói riêng về ngành hàng cà phê đã phần nào giảm bớt sự yếu kém, bước đầu tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo trong thời gian tới.

3.2.2.2. Ngành liên quan: vận tải, kho bãi lưu trữ, phân phối, cải tiến kỹ thuật…

Có thể nói ngành liên quan đến ngành xuất khẩu cà phê, hồ tiêu là rất nhiều, song chỉ nói ở đây những ngành tiêu biểu như:

Vận tải là công cụ quan trọng đối với bất kỳ ngành hàng xuất khẩu nào, vì vận tải

tốt, tiết kiệm chi phí sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu kịp thời và chủ động trong điều kiện giao dịch, và hơn nữa là sẽ thu được khoản lợi nhuận cao hơn do chi phí vận tải và kho bãi tiết kiệm, đảm bảo. Khâu phân phối cũng như cung ứng cho sản xuất sản phẩm đều phụ thuộc nhiều vào vận tải. Việt Nam là một nước giáp biển, giao thông rộng khắp và phong phú, nên việc phát triển ngành vận tải đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu các nông sản này tiết kiệm được khá nhiều chi phí và vốn, tạo cơ hội để các doanh nghiệp cạnh tranh và giữ uy tín với đối tác. Ở Việt Nam, vận tải bợ đang còn là mỗi lo ngại đối với các doanh nghiệp do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, tuy nhiên vận tải thủy đã và đang dần khẳng định vị thế của mình so với các nước khác.

Kho bãi lưu trữ đặt xếp hàng cũng khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất

khẩu chủ lực ở Tây Nguyên. Tự mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng kho bãi lưu trữ hoặc thuê, tuy nhiên, bằng biện pháp hỗ trợ thuế, ngành cà phê đã được ưu đãi nhiều trong vấn đề kho bãi lưu hàng.

Ngành công nghệ sinh học cũng là một ngành liên quan, vì những giống cà phê,

hồ tiêu hay cao su năng suất vẫn luôn được nghiên cứu và phát triển khơng ngừng nhờ có tiến bợ trong nghiên cứu sinh học, bên cạnh đó, những yếu tố như phân bón, kỹ tḥt ni trờng cây cà phê, kỹ thuật thu hoạch, … cũng được nghiên cứu và phát triển liên tục. Ở nhiều địa phương trên cả nước, các phòng nghiên cứu và phát triển giống cây trồng nông lâm sản đã được xây dựng và đi vào hoạt đợng có hiệu quả từ nhiều năm trước đây. Bằng cách đó, cách doanh nghiệp sản xuất các nông sản xuất khẩu sẽ thu được phần lợi nhuận do tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại, và chính cả những người trờng cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn

Dự án sản xuất giống cà phê, ca cao giai đoạn 2011-2015 của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư 66,2 tỷ đồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn phê duyệt. Theo đó, mỗi năm, các hoạt đợng từ dự án sẽ cung cấp 20 tấn hạt lai đa dòng cà phê vối, 3 tấn hạt giống cà phê chè chất lượng cao, đồng thời cung ứng 2 triệu chồi ghép phục vụ nhu cầu tái canh và trồng mới mỗi năm 20.000-22.000 ha cà phê. Đây là yếu tố tích cực góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng vùng nguyên liệu cà phê.

Các ngành liên quan đóng vai trò như mợt kênh trực tiếp tác đợng đến định hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Thông qua các ngành liên quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nắm bắt được cơ hội để lựa chọn sản phẩm ưu thế để sản xuất và có sự tác đợng trở lại đối với các ngành liên quan.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TÂY NGUYÊN TRÊN MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG KHU VỰC CHÂU Á

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tây nguyên trên thị trường khu vực châu á (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)