Như đã phân tích ở trên, thị trường Châu Á luôn là 1 thị trường tiềm năng với các nhu cầu về cà phê, hồ tiêu và cao su rất lớn, rất thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng này ở Tây Nguyên.
Tiêu dùng cà phê thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, và châu Á giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này. Nghiên cứu mới của Mintel cho thấy 3 trong số 5 thị trường bán lẻ cả phê tăng trưởng nhanh nhất thế giới nằm ở châu Á. Indonesia hiện là thị trường tăng trưởng nhanh nhất với 19,6% mỗi năm trong 5 năm qua, trong khi tỷ lệ này của Ấn Độ cũng đạt 15,1% và Việt Nam 14,9%.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo có tốc đợ tăng trưởng tiêu thụ cao su lớn nhất đến năm 2019 và chiếm gần 2/3 tiêu thụ thế giới; trong đó, In-đơ- nê-xia, Ấn Đợ và Thái Lan là những nước có mức tăng trưởng nhanh nhất. Tiêu thụ cao su tại Trung Quốc, Ma-lai-xia, Việt Nam cũng tăng nhanh và Trung Quốc tiếp tục duy trì là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, chiếm hơn mợt nửa so với tồn bợ khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2019. Nhu cầu cao su tại các khu vực khác như Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông cũng tăng trưởng ổn định nhờ sự hỗ trợ từ ngành sản xuất lốp xe trong nước.
Nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu trên thế giới vẫn tăng nhưng phần lớn thị trường thế giới không chấp nhận mua hạt tiêu không đạt yêu cầu chất lượng, trong đó tập trung nhất là vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Tương lai của thị trường hồ tiêu đen đang ngày càng sáng hơn trong bối cảnh các nhà sản xuất đang nhanh chóng "trình làng" những loại gia vị mới để mở rộng danh mục sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Nhu cầu đối với hồ tiêu đen lớn hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) do Việt Nam, Indonesia và Ấn Đợ có những trung tâm chế tạo và sản xuất riêng, đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để tạo ra hồ tiêu đen chất lượng cao và tinh dầu.