Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường Mỹ:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 25 - 27)

1. Tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ

1.4. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường Mỹ:

đầu về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam (chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của nước ta) với doanh số năm 2012 khoảng 245 triệu USD, tăng 43% so với năm 2011.

1.4. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trườngMỹ: Mỹ:

Các sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ thường được phân phối thông qua hai kênh chủ yếu là kênh bán sỉ và kênh bán lẻ. Thủy sản phân phối qua kênh bán lẻ thường chiếm trên 50% giá trị thủy sản tiêu thụ trên thị trường này và đạt khoảng 13,5 tỷ USD mỗi năm.

Hệ thống bán lẻ thủy sản Việt Nam ở Mỹ gồm:

Hệ thống các siêu thị:

Hàng năm, hệ thống siêu thị của Mỹ tiêu thụ khoảng 40% giá trị bán lẻ mặt hàng thủy sản. Trong tổng doanh số bán của các siêu thị thì hàng thủy sản đứng thứ ba, chiếm 2%, sau bánh (3,3%) và các sản phẩm thịt, phômai (5,7%). Tại các siêu thị này, các quầy hàng thủy hải sản được sắp xếp sạch sẽ và ngăn nắp tại một khu vực riêng với nhiều mặt hàng, từ các thủy sản tươi sống đến các loại thủy sản đơng lạnh, đóng hộp... để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, từ sau sự kiện 11/9, các siêu thị đã giảm bớt các gian hàng phục vụ toàn bộ các loại thủy sản, chuyển sang bố trí các gian hàng thủy sản do người mua tự phục vụ với ít sự lựa chọn hơn để thích ứng với tình hình kinh tế.

Hệ thống các nhà hàng, cửa hàng tổng hợp, nhà ăn công cộng và phục vụ ăn nhanh (Sam’s và BJ’s...):

Qua hệ thống này, gần 60% thủy sản bán lẻ trên thị trường Mỹ được tiêu thụ. Trong tương lai, doanh số bán qua kênh này sẽ ngày càng gia tăng do người dân Mỹ có xu hướng thường xuyên ăn tại các nơi công cộng như nhà hàng, căng tin, trường học, nơi làm việc do thời gian quá eo hẹp.

Các chợ phiên, cửa hàng câu lạc bộ, các chợ cá:

Ngoài các siêu thị và các nhà hàng, nhà ăn cơng cộng thì đây cũng là một trong những nơi tiêu thụ sản phẩm thủy sản bán lẻ tại Mỹ, tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ.

Hệ thống kênh bán sỉ thủy sản Việt Nam tại Mỹ bao gồm các nhà phân phối thủy sản và các công ty chuyên doanh thực phẩm hàng đầu của nước này. Đây có thể là những nhà phân phối thủy sản chuyên nghiệp có mặt ở hầu khắp đất nước, chuyên cung cấp sản phẩm tươi và đông lạnh cho các đại lý tiêu thụ thủy sản hoặc là các nhà phân phối chính, bán nhiều thứ trong đó có thủy sản (như Sysco và Kraft). Theo ước tính của Hiệp hội nghề cá Hoa Kỳ (NFI), hiện nay Mỹ có hơn 3500 cơng ty phân phối thủy sản và công ty chuyên doanh thực phẩm bán sỉ với 29.000 lao động. Thông qua các công ty này, các sản phẩm thủy sản được cung cấp đến nhiều đối tượng khác nhau như các xí nghiệp chế biến thủy sản và hệ thống các siêu thị, nhà hàng. Để tiếp cận được với các nhà bán sỉ này, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có khả năng cung ứng lớn, ổn định, chất lượng đảm bảo, giá cả hấp dẫn, mặt hàng đa dạng. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta phải là những nhà cung cấp đáng tin cậy, trung thành để có thể xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác bên kia bờ Đại Tây Dương. Các công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường lớn nhất thế giới này có thể ký kết các hợp đồng mua bán trực tiếp, ký gửi hoặc thông qua các đại lý để đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng Mỹ.

Nhà nhập khẩu Đại lý

Nhà phân phối Bán lẻ

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thủy sản bán sỉ tại Mỹ

Nhà xuất khẩu Nhà chế biến

Nhà phân phối Nhà nhập khẩu Đại lý

DV công cộng Nhà hàng lẻ Chuỗi nhà hàng

Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường thủy sản thế giới 2001-VASEP

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 25 - 27)