Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản sang

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 41)

sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2012:

3.1. Thuận lợi:

3.1.1. Đánh giá chung:

Việt Nam có điểu kiện thuận lợi về tự nhiên, mơi trường, khí hậu cho chăn ni thủy sản, mang lại năng suất nuôi trồng cao: đường bờ biển dài 3260km, cả nước có khoảng 12 cửa sơng với hơn 2 triệu km2 thềm lục địa cùng với diện tích mặt nước khoảng hơn một triệu km2, chiếm tỷ lệ tương đối cao trong diện tích đất tự nhiên, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thủy sản rất phong phú.

Các vùng biển Việt Nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và mơi trường biển cịn tương đối sạch, do đó thủy sản được đánh giá

là an tồn cho sức khoẻ- một ưu điểm hàng đầu trên thị trường sản phẩm thuỷ sản thế giới hiện nay.

Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ cũng là một lợi thế góp phần khiến cho xuất khẩu thuỷ sản là một thế mạnh về kinh tế miền biển của Việt Nam. Qúa trình chế biến trước khi xuất khẩu thuỷ sản yêu cầu số lượng lớn lao động. Hơn nữa, với giá nhân cơng trình độ trung bình vẫn cịn rẻ hơn các nước khác trong khu vực, cùng với đặc điểm tính chất ngành khơng địi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao thì trước mắt, đây là một lợi thế so sánh của ngành.

Nhà nước dành nhiều sự quan tâm cho ngành thuỷ sản: những chương trình hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thuỷ sản; chương trình đánh bắt xa bờ; chương trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ để phát triển ngành thuỷ sản. Với sự hỗ trợ toàn diện của Nhà nước, Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản ra đời, trở thành cơ quan có thẩm quyền về kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm của ngành, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường.

Thời gian gần đây, các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất chế biến ngày càng tăng lượng vốn đầu tư cho các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và chế biến thuỷ sản. Hơn nữa, do đặc điểm máy móc dùng trong ngành này khơng bắt buộc phải quá phức tạp và tốn kém nhiều chi phí, vì thế việc bổ sung các yếu tố sản xuất này không gây ra gánh nặng đối với các công ty hoạt động ở lĩnh vực này.

Là một trong “tứ trụ xuất khẩu” của Việt Nam, thuỷ sản được áp dụng thuế suất ưu đãi 0%, theo biểu thuế xuất khẩu. Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Chính phủ cũng tạo nhiều điều kiện về mặt bằng sản xuất thông qua nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

trong đó hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được thông qua vào tháng 12/2001 mở ra khả năng to lớn cho thuỷ sản Việt nam nói riêng và cho các hàng hố xuất khẩu nói chung có điều kiện thuận lợi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Sự ra đời hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 12/6/1998 là một mốc son tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành thuỷ sản năm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp thị, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển xuất khẩu trong đó có xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Phần lớn nguyên liệu đầu vào (thủy hải sản nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi) là do nuôi trồng, mua từ các hộ dân ở trong nước nên không ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.

Ngoài ra, sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO vào đầu năm 2007, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những thay đổi đổi nhằm cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi như thủ tục hải quan cũng được đơn giản hóa so với trước, cụ thể là quy trình giải quyết thủ tục hải quan được đổi mới theo hướng đơn giản hóa, loại bỏ bớt khâu trung gian,…

3.1.2. Đối với thị trường Hoa Kỳ:

Các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ thời gian gần đây cũng được công nhận và đánh giá cao; tiêu biểu như cá tra, basa được tăng hạng trong bảng xếp hạng của Mỹ, xếp thứ 6 trong số 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2011 do Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) bình chọn.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã xây dựng được những tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế: HACCP, GMT, ISO 9000... Đây là những tấm giấy thông hành giúp cho các doanh nghiệp đưa hàng thuỷ sản vào thị trường

Mới đây, ngày 20/9/2013 tại Washington, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ra quyết định hủy bỏ vụ kiện chống trợ giá tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Kèm theo quyết định nói trên, tơm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ khơng phải chịu thuế chống trợ giá, thay vì chịu mức thuế suất từ 1,15% đến 7,88% như Bộ Thương mại Hoa Kỳ đặt ra. Trước đó, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) cũng đã xác nhận rằng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam không bán phá giá tôm vào thị trường này sau khi xem xét hành chính lần 7 (giai đoạn 1-2-2011 đến 31-1-2012).

Như vậy, sau nhiều năm bị áp thuế chống bán phá giá và nguy cơ áp thuế chống trợ cấp, hiện tại các lô hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ không phải chịu hai loại thuế này. Đây quả thực là một tin vui cho xuất khẩu tơm nói riêng và thuỷ sản nước ta nói chung, nhất là trong hoàn cảnh thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phải chịu quá nhiều rào cản, quy định khắt khe của Mỹ. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ từ năm 2007 trở lại đây ngày càng tăng. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên đất Mỹ.

Nhìn chung, cũng như nhiều ngành hàng khác xét trong bối cảnh chung kinh tế thế giới, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn này cũng có nhiều thuận lợi khi mà nền kinh tế nước Mỹ đang trên đà phục hồi. Khi thu nhập dân cư ở các thị trường này tăng lên, thì thuỷ sản Việt Nam, với ưu thế là mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và giá rẻ so với các nhà cung cấp nội địa, rất dễ tăng được lượng tiêu thụ ở thị trường lớn này.

3.2. Khó khăn:

3.2.1. Đánh giá chung:

Tuy có lợi thế về nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ nhưng thuận lợi này sẽ khơng tồn tại lâu dài do q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giúp cho thu nhập của người dân dần cải thiện. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, trình độ lao động trong ngành hàng chế biến thuỷ sản xuất khẩu vẫn đang rất

vực miền Nam, trong khi đó năng lực quản lý cấp ngành, cấp cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế. Đây thực sự là những trở ngại không nhỏ nếu Việt Nam muốn tiếp tục duy trì lợi thế xuất khẩu thuỷ sản.

Trong khi đó, Nhà nước vẫn chưa có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho thuỷ sản xuất khẩu của nước nhà. Trước tiên phải kể đến thủ tục hải quan gần đây đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn gây nhiều trở ngại cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Trong số đó, những hạn chế chủ yếu chính là việc yêu cầu kiểm tra nhiều loại giấy tờ, thiếu thông tin hướng dẫn cho doanh nghiệp, phương pháp kiểm tra hàng hoá lạc hậu và thiếu sự phối hợp giữa hải quan và cơ quan thuế.

Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng nhu cầu về đất không được đáp ứng đang tăng lên (12,5% - 19,4%). Điều này cho thấy, nguồn cung mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp thủy sản sẽ có thể trở thành một vấn đề trung và dài hạn.

Năng lực chế biến thuỷ sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu hiện có . Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc tranh mua nguyên liệu gay gắt giữa các doanh nghệp, giá nguyên liệu ngày một bị đẩy lên cao, thêm vào đó , các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển nhanh hơn tốc độ đánh bắt và ni trồng thuỷ sản đã làm giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm.

Cơ sở vật chất phục vụ cho đánh bắt, bảo quả và chế biến thuỷ sản đã được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ các cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mới đạt ở mức trung bình và yếu cịn chiếm tỷ trọng cao, đây là nhân tố tac động đến chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng thuỷ sản xuất khẩu.

tác động đối với xuất khẩu bởi trải qua các lần nới rộng biên độ tỷ giá, xuất khẩu của Việt Nam ít được cải thiện. Lí do chính nằm ở việc thuỷ sản Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ nước ngồi. Vì thế, giảm giá đồng nội tệ làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.

Về phía các doanh nghiệp, ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu phải bán lại cho ngân hàng, nhưng tiếp cận vay ngoại tệ lại rất khó, trong khi chi phí vay cao đã đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào tình trạng khó khăn do khơng cân đối được ngoại tệ. Từ đó khơng khó để nhận ra rằng, dùng ngoại tệ làm vốn lưu động ko có mấy tác động tích cực.

Trong tình hình cạnh tranh trên thương trường thuỷ sản quốc tế đang diễn biến ngày càng gay gắt thì việc sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu được chế biến dưới dạng mới qua sơ chế nên hiệu quả thấp, giá cả còn bấp bênh, giá xuất khẩu khơng ổn định khiến cho tính cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cịn thấp trên cả hai khía cạch giá cả và chất lượng so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các quốc gia khác.

3.2.2. Đối với thị trường Hoa Kỳ:

Những lợi thế, điều kiện thuận lợi như trên là một điều khơng khó để nhận biết nhưng các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng gặp phải khơng ít khó khăn, thử thách khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Mỹ.

Trước tiên, thị trường Mỹ ở quá xa Việt nam, chi phí vận tải và bảo hiểm lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hố từ Việt nam đưa sang Mỹ tăng lên. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho hàng thuỷ sản tươi sống bị giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ so với hàng hoá từ các nước châu Mỹ la tinh có điều kiện khí hậu tương tự ta đưa vào Mỹ.

chuẩn khắt khe về kỹ thuật, kiểm dịch mà Mỹ đặt ra. Trong khi bảo hộ thương mại đang có xu hướng ngày càng gia tăng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì những rào cản thương mại tập trung vào các tiêu chuẩn kỹ thuật (chẳng hạn như dư lượng kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm…) của Mỹ thật sự đang gây khó khăn rất lớn cho các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.

Từ năm 2006 tới nay, Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều lệnh thu hồi và xử phạt đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của châu Á, trong đó có Việt Nam. Đáng lo ngại là mức độ vi phạm của hàng hoá đến từ các nước tiếp tục tăng nên Hoa Kỳ đã và được dự đoán sẽ tiếp tục áp dụng các luật mới, khắt khe hơn về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm cũng như các chất bị hạn chế của hàng hoá xuất khẩu vào nước này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu nhiều kiểm tra ngặt nghèo hơn về chất lượng. Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được phép đưa ra yêu cầu các quốc gia xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều kiện tương đương với các doanh nghiệp kinh doanh cá của Mỹ về luật pháp cũng như năng lực thực hiện luật và kiểm soát năng lực sản xuất. Điều này cũng cho thấy nếu như công nghiệp nuôi trồng và chế biến cá tra, cá basa của Việt Nam bị USDA cho là không tương đương với các điều kiện của Mỹ thì cá tra của nước ta sẽ bị cấm xuất khẩu vào Mỹ. Để đáp ứng những yêu cầu này, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải chịu chi phí khơng nhỏ cũng như áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh.

Liên quan đến vấn đề nổi cộm của việc Mỹ áp dụng mức thuế suất chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra và cá basa của Việt Nam. Theo đó, hai mặt hàng xuất khẩu này sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá của Mỹ là 36%- 68% trong vòng 5 năm kể từ năm 2010. Một sự kiện cũng đang nóng lên gần đây là vụ kiện chống trợ giá tôm của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy rằng vào 20/9/2013, Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã huỷ bỏ

vụ kiện này nhưng đây mới chỉ là quyết định tạm thời, thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam vẫn còn phải chịu nhiều đợt định kỳ của giới chức trách Mỹ trong thời gian tới. Như vậy, việc tăng sản lượng nhập khẩu mặt hàng này vẫn là khó khăn.

Bên cạnh đó, tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao. Mỹ nhập khẩu hàng thuỷ sản từ rất nhiều nước khác nhau trong đó có những nước có lợi thế tương tự như Việt nam, nên chính phủ và các doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thâm nhập dành thị phần trên thị trường Mỹ. Đây cũng được xem là khó khăn khách quan tác động đến khả năng thúc đấy xuất khẩu thuỷ sản của nước ta vào thị trường này.

Một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém chính là vấn đề marketing, tiếp thị các mặt hàng thuỷ sản xuất của Việt Nam ở Mỹ. Bên cạnh việc thuỷ sản Việt Nam khi xuất ra nước ngồi chưa có các phương pháp tiếp thị, quảng cáo hấp dẫn, thì hiện nay các mặt hàng thủy sản của VN chủ yếu được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng mình, nhưng số đó vẫn cịn rất ít. Việc sử dụng thương hiệu của nhà nhập khẩu trung gian, trên thực tế, cũng là hình thức giúp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng xét về lâu dài thì đây khơng phải là một biện pháp đem lại hiệu quả cao.

Mặt khác, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ chủ yếu vẫn qua trung gian nên nhiều thương lái tìm cách ép giá, làm giảm đáng kể lợi nhuận xuất khẩu thuỷ sản. Một vấn đề cũng đáng quan tâm là do chậm trễ trong việc đăng ký chứng nhận độc quyền tại nước ngoài nên hiện rất nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng bị phía nước ngồi “đánh cắp”, chỉ một số ít trường hợp địi lại thành cơng. Có thể kể đến các trường hợp như thương hiệu Trung Nguyên, Vifon… đã bị nước ngoài đăng ký độc quyền tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Nước mắm Phú Quốc,

khẩu.

Tỷ lệ hàng thuỷ sản xuất khẩu dưới dạng thơ ít qua chế biến cịn cao đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ảnh tới việc tạo dựng sản phẩm thuỷ sản độc đáo riêng có của Việt nam trên thị trường Mỹ và cũng ít khai thác được lợi thế do giảm thuế suất thuế nhập khẩu mà hiệp định thương mại Việt -Mỹ mang lại.

Cuối cùng phải kể đến yếu tố khách quan đến từ thị trường Mỹ. Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay vẫn chưa có nhiều biến đổi khách quan, nền kinh tế Mỹ nói riêng vẫn đang hứng chịu những hậu quả nặng nề của suy giảm kinh tế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 41)