Một số chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với Việt Nam:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 34 - 41)

2. Những chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ:

2.2. Một số chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với Việt Nam:

2.2.1. Hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ:

2.2.1.1. Quy chế tối huệ quốc:

Quy chế tối huệ quốc (MFN) áp dụng ở Mỹ từ năm 1930 theo Luật thuế năm 1930 (Tariff Act 1930) là một điều khoản được quy định trong các hiệp định thương mại quốc tế: các nước tham gia ký kết hiệp định cam kết dành cho nhau sự đãi ngộ thương mại không thấp hơn sự ưu đãi cao nhất mà nước đó dành cho một nước khác. Trong chính sách thuế quan của Mỹ, các sản phẩm của các nước

được Mỹ dành cho chế độ MFN.

Từ tháng 6 năm 1998, nhân việc điều chỉnh sắc luật liên quan đến hoạt động của Cục thuế liên bang Mỹ (IRS), Quốc hội Mỹ đã quyết định thay đổi tên gọi của chính sách Tối huệ quốc (MFN) thành Quan hệ thương mại bình thường (NTR).

2.2.1.2. Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá:

Để chống lại sự cạnh tranh khơng bình đẳng của các doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước trên thị trường nước mình, Mỹ đã ban hành 2 đạo luật: Luật thuế chống bán phá giá (ADs) và Luật thuế chống trợ giá (CVDs). Nếu hàng hố nước ngồi xuất sang thị trường Mỹ bị phát hiện là bán phá giá hoặc trợ giá thì hai đạo luật trên sẽ được áp dụng để loại trừ sự cạnh tranh khơng bình đẳng này.

Thuế chống phá giá (ADs) được áp dụng đối với những loại hàng hoá nhập khẩu được bán cho người mua trên lãnh thổ Mỹ với giá thấp hơn giá thị trường. Giá thị trường của hàng hố là giá mà hàng hố đó thường được bán trên thị trường ở nước người sản xuất.

Luật chống phá giá của Mỹ quy định rằng nếu Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) điều tra thấy luật pháp, chính sách, thực tiễn nước sở tại có những quy định khước từ hoặc không tuân thủ quyền lợi của Mỹ, được quy định trong Hiệp định thương mại giữa hai nước, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của nước ngồi thì USTR sẽ tiến hành các thủ tục theo luật định. USTR được Tổng thống cho phép (thay mặt Tổng thống) có quyền:

Đình hỗn, từ chối, ngăn cản việc trao cho nước kia các quyền lợi quy định trong Hiệp định;

Đánh thuế và áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khơng phụ thuộc vào bất cứ luật nào, áp phí và hạn chế lên dịch vụ của nước đó trong khoảng thời gian mà cơ quan này cho là thích hợp;

Đình hỗn, từ chối các quyền lợi hoặc hạn chế các ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định tự do thương mại;

Đi tới thoả thuận bắt buộc với nước đối tác loại bỏ luật, chính sách hoặc thực tiễn khơng phù hợp hoặc trao cho Mỹ các lợi Ých phù hợp tương đương.

Thuế chống trợ giá (CVDs): Luật thuế chống trợ giá định ra một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu để bù vào phần trợ giá của sản phẩm nước ngồi, mà việc bán sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại các nhà sản xuất những mặt hàng giống và tương tự ở Mỹ. Trong mọi trường hợp, phần trợ giá phải bù lại có thể do chính phủ nước ngồi trực tiếp trả. Luật này cũng áp dụng đối với loại trợ giá gián tiếp bị phát hiện sau khi kiểm tra theo luật thuế trợ giá. Bộ thương mại, Uỷ ban Thương mại quốc tế (ITC), và Tổng cục hải quan Mỹ cùng có trách nhiệm trong việc thi hành luật chống bán phá giá và luật chống trợ giá. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý chung về cả hai đạo luật nảy và điều tra về việc bán phá giá hoặc trợ cấp của nước ngồi đối với hàng hố nhập khẩu. ITC sẽ đảm nhiệm việc xác định liệu sự việc đã, hoặc có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước hay chưa, hoặc liệu một ngành sản xuất trong nước có bị ảnh hưởng ngay từ khi mới phát triển do việc bán phá giá hoặc việc trợ cấp xuất khẩu hay không.

2.2.1.3. Quy định về các nước bị theo dõi (Priority Country):

Các nước bị theo dõi đặc biệt hay được quy định theo điều “Siêu 301” mà thực chất là danh sách các nước có thể là đối tượng áp dụng của Điều 301.

do đó, nếu Việt Nam khơng cải thiện cơng tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thực hiện cam kết mở cửa thị trường theo quy định trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ thì việc đình hỗn các quy chế thương mại mà hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được hưởng sẽ nhanh chóng bị Mỹ áp dụng.

2.2.2. Hàng rào phi thuế quan Hoa Kỳ:

Các biện pháp phi thuế mà Mỹ áp dụng để điều tiết các hoạt động nhập khẩu bao gồm:

o Quyền hạn chế nhập khẩu hàng nông sản

o Quyền hạn chế nhập khẩu liên quan đến môi trường

o Luật bảo vệ các lồi động vận biển có vú năm 1972 (MMPA)

o Điều 609 của Cơng luật Hoa Kỳ

o Đạo luật các lồi có nguy cơ lâm nguy năm 1973

o Đạo luật cấm đánh bắt cá bằng lưới quét vùng biển xa bờ

Trong đó, đáng chú ý nhất là các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, các quy định này là:

2.2.2.1. Điều 609 của Công luật Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh bắt có thể gây nguy hiểm hoặc đe dọa đến loài rùa biển, trừ những nước được chứng nhận đã yêu cầu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị ngăn rùa biển. Các thuyền đánh bắt tôm của Hoa Kỳ cũng phải đáp

chứng nhận hàng năm vào ngày 1 tháng 5. Một số nước đã không thừa nhận lệnh cấm này tại WTO và coi đây là một biện pháp bảo hộ tinh vi cho ngành đánh bắt tôm Hoa Kỳ.

2.2.2.2. Luật cấm đánh bắt cá bằng lưới quét vùng biển xa bờ:

Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc về việc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét qui mô lớn ở ngoài khơi xa kế từ ngày 31/12/1992.

Theo Luật này, Bộ Thương mại có trách nhiệm định kỳ phát hiện và báo cáo lên Tổng thống những nước vi phạm lệnh cấm của Liên hiệp quốc. Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được báo cáo của Bộ Thương mại, Tổng thống phải tiến hành tham vấn với nước bị phát hiện vi phạm để thỏa thuận chấm dứt ngay lập tức hoạt động vi phạm đó. Nếu trong vịng 90 ngày tham vấn khơng đạt được kết quả thỏa đáng thì Tổng thống sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu các loại thủy sản có vỏ (tơm, cua, sị, hến...), cá và các sản phẩm cá, và thiết bị câu cá thể thao từ nước liên quan. Nếu nước vi phạm không chấm dứt việc đánh bắt bằng lưới qt qui mơ lớn trong vịng 6 tháng sau khi bị phát hiện hoặc có hành động trả đũa đối với lệnh cấm nhập ban đầu của Hoa Kỳ thì nước đó sẽ bị cấm vận thêm các mặt hàng khác.

2.2.3. Hàng rào vệ sinh dịch tễ và kỹ thuật:

Để bảo vệ lơi ích kinh tế, sức khoẻ người tiêu dùng và bảo tồn động thực vật trong nước, Chính phủ và Hải quan Mỹ đưa ra những đạo luật quy định về vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc cấm một số loại hàng cụ thể. Các quy định trong đạo luật này bao gồm:

o Luật thực phẩm

o Quy định về ký mã hiệu

o Quy định về nhãn mác thương mại

o Quy định về quyền sở hữu trí tuệ

o Quy định về phụ gia thực phẩm

Trong các quy định trên, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta cần đặc biệt quan tâm đến các quy định sau:

2.2.3.1. Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002:

Việc ban hành đạo luật tào điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng bố và ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm. Đạo luật này quy định rằng Cơ quan kiểm phẩm (FDA) và Hải quan của khẩu (CBP) có thể cấm nhập các thực phẩm nhập khẩu không đăng kí theo quy định và các sản phâm khơng có đủ những thơng tin cần thiết. FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong đó giải thích các cơ quan chức năng làm thế nào để thực thi các quy định này. Theo bản hướng dẫn, trong tám tháng đầu thực hiện, các cơ quan chức năng tập trung vào việc đào tạo hướng dẫn cho các bên có liên quan thay vì từ chối tiếp nhận các lơ hàng khơng đạt yêu cầu. Đạo luật bắt đầu có hiệu lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi từ 1/11/2004. Đạo luật này có nhiều quy định được xem như những rào cản thương mại đối với hàng hóa hiện đang và sẽ được nhập khẩu vào Mỹ.

2.2.3.2. Quy định về nguồn gốc xuất xứ:

Quy định về nguồn gốc xuất xứ thực chất là quy định về các tiêu chuẩn để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Quy định về nguồn gốc xuất xứ của

hàng hoá nhằm mục tiêu, trước hết cho phép người mua cuối cùng ở Mỹ biết được nước sản xuất hàng hố, từ đó quyết định mua hàng hố nào. Để đảm bảo tính đồng bộ và thuận lợi cho ngưòi tiêu dùng Mỹ, Luật Hải quan Mỹ quy định mọi hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ phải ghi xuất xứ bằng tiếng Anh. Ngoài ra việc quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá bị quản lý bằng hạn ngạch theo quy định hay theo thoả thuận song phương hoặc đa phương của Mỹ. Hàng hoá muốn được hưởng chế độ đãi ngộ nào thì phải được sản xuất tại nước được hưởng chế độ đãi ngộ đó của Mỹ.

2.2.3.3. Quy định về nhãn mác thương mại:

Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sỡ hữu về nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng chế. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1964 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng kí tại Hoa Kỳ hoặc gây tương tự đến mức nhầm lẫn. Đạo luật Thuế quan năm 1930 cho phép các cơ quan Hải quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoài mang nhãn hiệu đã được các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa Kỳ. Các quy định của Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí đăng kí theo quy định.

2.2.3.4. Quy định về sở hữu trí tuệ:

Điều 373 Luật thương mại Mỹ quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá nhập khẩu. Điều luật này xác định những hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bất hợp pháp như bằng sáng chế, thương hiệu đã đăng ký, bản quyền, nguyên tắc hoạt động của sản phẩm vi mạch bán dẫn. Ngồi ra điều này cịn cấm các hình thức cạnh tranh không lành mạnh và gian lận trong nhập khẩu và bán sản phẩm ở Mỹ gây thiệt hại nghiêm trọng ngành công nghiệp trong nước.

Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.

Theo luật an toàn thực phẩm của Mỹ, tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, bảo quản thực phẩm, thức uống... có hàng xuất khẩu qua Mỹ phải tiến hành đăng ký với Cơ quan kiểm phẩm FDA trước khi sản phẩm được nhập vào nước này. Sau ngày 12-12-2003, hàng hóa có xuất xứ từ những nhà máy, xưởng chưa đăng ký sẽ bị ngăn không cho nhập vào Mỹ.

Đạo luật được chia làm năm chương, mà mục A trực tiếp ảnh hưởng đến các nhà sản xuất VN. Trong đó quan trọng nhất là điều khoản 305 qui định về việc đăng ký nhà xưởng và điều khoản 307 qui định về việc thông báo cho Cơ quan FDA trước khi hàng được nhập vào cảng Mỹ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)