Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 31 - 33)

1. Tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ

1.6. Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ:

Năm 2012, nhóm 10 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản bao gồm: Trung Quốc, Na uy, Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Ca-na-đa, Hà Lan, Tây Ban Nha và Chi lê.

Thị trường Mỹ là một thị trường không quá khắt khe như EU nhưng lại là một thị trường rất khó tiếp cận. Và khi tiếp cận được với thị trường Mỹ rồi, để duy trì và mở rộng được thị phần của mình, các doanh nghiệp cịn phải đặc biệt quan tâm chú ý để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

Điểm qua một số đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản vào Mỹ:

1.6.1. Trung Quốc:

Năm 2012, thị phần về giá trị nhập khẩu thủy sản của nước này trên thị trường Mỹ là 16% và thị phần về khối lượng là 22,5%, chiếm vị trí đầu trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản sang Mỹ.

Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về sản phẩm cá ngừ tại thị trường Mỹ. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 về giá trị XK cá ngừ sang Mỹ, trong khi Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 6. Giá trung bình XK cá ngừ Việt Nam sang Mỹ vẫn cao hơn rất nhiều so với giá XK của Trung Quốc. Quý I/2012, giá trị XK cá ngừ Việt Nam sang Mỹ có dấu hiệu giảm nhẹ, trong khi giá trị XK mặt hàng này của Trung Quốc sang Mỹ lại tăng tới 88% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó chủ yếu là sản phẩm cá ngừ vằn chế biến (mã HS 16), chiếm gần 80% tổng giá trị XK cá ngừ của Trung Quốc sang Mỹ. Điều này cho thấy Trung Quốc ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc XK các sản phẩm giá trị gia tăng sang thị trường này. Đây cũng là vấn đề mà các nhà XK cá ngừ trong nước cần quan tâm để đẩy mạnh khâu cải tiến sản phẩm XK nhằm gia tăng giá trị, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhiều thị trường trên thế giới.

1.6.2. Thái Lan:

Panisuan Jamnarnwej, chủ tịch của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA) cho biết năm 2011, Thái Lan đã xuất khẩu 570.000 tấn thủy sản tươi, ướp lạnh và đông lạnh, tăng 50% so với thập kỷ trước nhưng giảm so với mức đỉnh 710.000 tấn của năm 2007. Tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan hiện ở mức 5 tỉ USD. Theo Jamnarnej, thị trường xuất khẩu số 1 của thủy sản Thái Lan là Mỹ, chiếm 36,4% giá trị. Năm 2011, giá trị xuất khẩu thủy sản của Thái Lan sang Mỹ đạt 1,8 tỉ USD, tăng 12,61% so với năm 2010.

"Tôm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của chúng tôi, chiếm 50% tổng xuất khẩu, tăng mạnh so với 30% của 6 năm trước". Về giá trị, xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2011 chiếm 46,25%. Thái Lan là nhà sản xuất tôm lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc nhưng là nhà xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.

Quốc với 600.000 tấn, nhưng cao hơn sản lượng của Trung và Nam Mỹ 452.000 tấn, Việt Nam 240.000 tấn.

1.6.3. Chile:

Kim ngạch xuất khẩu của Chilê sang Mỹ vào năm 2011 đã nhanh chóng từ mức 29,4 triệu USD vào năm 2005 tăng lên 32,9 triệu USD vào năm 2006 và đạt 37,1 triệu USD vào năm 2007, đẩy thị phần của Chilê lên 3,46% trong tổng nhập khẩu thuỷ sản đồ hộp của nước này. Chilê là một trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản đồ hộp lớn nhất sang Mỹ trong vài năm qua.

Cộng đồng Hispanic (nói tiếng Tây Ban Nha) ở Mỹ là cơ hội rất tốt đối với ngành thuỷ sản đồ hộp Chilê nhờ văn hố và thói quen ăn uống của họ. Nhóm cư dân này tiêu thụ lượng lớn thuỷ sản. Họ dành khoảng trên 148 USD/năm để mua cá hoặc thuỷ sản có vỏ, cao hơn 52% so với mức trung bình 97,33 USD.

Trong năm 2012, thủy sản có xuất xứ từ Chilê chiếm 40% của tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, tăng khoảng 14% so với năm trước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 31 - 33)