Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 33 - 34)

2. Những chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ:

2.1. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận:

vận:

Ngày 3/2/1994 tổng thống Mỹ Bill Clinton quyết định chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Trước đó, Việt Nam là một trong ba nước (cùng với Cu ba và Bắc Triều Tiên) được Mỹ xếp vào nhóm Z - tức là nhóm nước bị cấm vận bn bán hồn tồn. Kể từ ngày 3/2/1994, các quy chế xuất khẩu của Mỹ đã được sửa đổi để xếp Việt Nam vào nhóm nước Y là nhóm nước ít hạn chế thương mại hơn gồm có các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông cổ, Lào,

Campuchia. Bộ vận tải và Bộ thương mại Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm tàu và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hóa sang Việt Nam, đồng thời cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng của Mỹ.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Clinton tun bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Cùng với việc bình thường hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam và Mỹ đã nỗ lực đàm phán và ký kết một hiệp định thương mại giữa hai nước. Tháng 4/1996, Mỹ trao cho Việt Nam bản: “Những yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam”. Ngược lại, tháng 7/1996, Việt Nam trao cho Mỹ bản: “Năm ngun tắc bình thường hóa quan hệ kinh tế-thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ”. Sau đó, hai nước đã tiến hành tất cả 10 vòng đàm phán thương mại và từ ngày 3-13/7/2000 tại Washington, Bộ trưởng Thương mại Việt Nam - Vũ Khoan và đại diện thương mại Mỹ đã thảo luận những vấn đề còn lại trong Hiệp định thương mại. Ngày 13/7/2000 tại Washington, Việt Nam và Mỹ đã ký kết Hiệp định thương mại, mở ra một chân trời mới với nhiều cơ hội cho doanh nghiệp cả hai nước.

Ngày 28/11/2001 Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Mỹ và ngày 11/12/2001 hiệp định này chính thức có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THỰC TRẠNG XK THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ GIAI đoạn 2001 2012 (Trang 33 - 34)