Những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu bộ máy phát điện kohler của công ty cổ phần xây lắp và thương mại trường lộc (Trang 61 - 66)

I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG (Lê Việt

2.4. Những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá

trình thực hiện thơng quan lơ hàng

2.4.1. Về thủ tục và hồ sơ hải quan

Trong khâu chuẩn bị hồ sơ và khai báo của thủ tục thông quan, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều vướng mắc như là việc các quy định hay thay đổi, việc in và nộp giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, phải nộp giấy tờ ngoài quy định, các cơ quan hải quan phối hợp chưa đồng bộ, và cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ.

Tình trạng mạng hải quan lỗi, nghẽn mạng, hệ thống phần mềm hải quan trục trặc, nhất là tình trạng lỗi khi cập nhật phiên bản mới, việc chậm hướng dẫn cách thức xử lý cho doanh nghiệp hay xảy ra. Vẫn cịn tình trạng một số chi cục hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải in hồ sơ (tờ khai và invoice), scan hồ sơ có chữ ký đóng dấu... Những u cầu này khiến q trình thơng quan bị chậm trễ, gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Ngồi ra, tại điều 18, Thơng tư 39 quy định “…các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số”. Tuy nhiên, đối với các chứng từ scan gửi qua hệ thống hải quan có tổng dung lượng khơng được vượt quá 2MB và không cho gửi file số liệu qua hệ thống, kể cả đã chia nhỏ file; trường hợp chia nhỏ file thì doanh nghiệp phải nhập nhiều lần thơng tin của chứng từ đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơng chức thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ. Để xử lý vướng mắc này, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan dưới dạng bản giấy, trừ các chứng từ cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2.4.2. Về vấn đề xác minh giấy chứng nhận xuất xứ C/O

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc xác minh các C/O ưu đãi đối với các lô hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Cụ thể là tần suất xác minh quá nhiều, kể cả với những C/O được cấp điện tử. Lý do yêu cầu xác minh đa phần là do chữ ký không giống với chữ ký mẫu. Trường hợp C/O bị lỗi do đánh máy, hải quan khơng chấp nhận thì sau khi khách hàng xin cấp mới và thu hồi C/O cũ nhưng số C/O thay đổi thì lại phải tiến hành xác minh trở lại.

Bên cạnh đó, thời gian xác minh C/O là quá lâu (theo quy định của Bộ Tài chính về xác định xuất xứ hàng nhập khẩu là không quá 180 ngày - Cục Hải quan Đà Nẵng thơng tin), khơng biết khi nào có kết quả dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu đóng mức thuế thơng thường cho đến khi C/O ưu đãi được xác minh, điều này gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

2.4.3. Về vấn đề xác định mã số HS

Doanh nghiệp thường gặp phải những khó khăn trong q trình thực hiện thủ tục kiểm tra và xác định mã số HS. Thường gặp nhất là việc mã số HS nhiều

Một khó khăn nữa cũng được nhắc đến đó là sự thiếu nhất quán trong việc xác minh mã HS của cơ quan hải quan. Có nhiều trường hợp ngay tại cùng một chi cục, cùng một loại mặt hàng nhưng 2 cán bộ tiếp nhận khác nhau thì hướng dẫn áp mã HS khác nhau dẫn đến thuế suất khác nhau. Có mặt hàng doanh nghiệp áp mã HS theo hướng dẫn của cán bộ hải quan khi làm thủ tục thông quan (đối với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ) nhưng sau đó lại bị bác bỏ bởi các cán bộ hải quan thuộc chi cục hải quan kiểm tra sau thông quan. Điều này khiến các doanh nghiệp đối mặt với rủi ro bị xử phạt hành chính dù họ đã áp mã theo đúng hướng dẫn của cán bộ khi thực hiện thủ tục thông quan.

Một số doanh nghiệp cho rằng việc áp mã HS của cán bộ hải quan thường nghiêng về mã HS có mức thuế suất cao hơn để thu thuế cao nhất có thể. Bên cạnh đó, tình trạng kết quả phân tích, phân loại rất chậm chạp khi thơng báo tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải mất thời gian chờ kết quả, trong khi, có trường hợp phân tích phân loại cùng một mặt hàng như 2 lần cho ra 2 kết quả khác nhau. Cá biệt có trường hợp cho biết sau 2 năm vẫn chưa nhận được kết quả.

2.4.4. Về vấn đề xác định trị giá hải quan

Việc xác định trị giá hải quan hiện cũng chưa thuận lợi với doanh nghiệp. Cơ quan hải quan thường yêu cầu doanh nghiệp giải trình giá khi có giá tốt so với các công ty khác cùng nhập khẩu và cơ quan hải quan ln áp giá cao hơn, dù doanh nghiệp có đủ bằng chứng chứng minh tính chính xác của việc khai báo. Không những vây, một số lần bên nhà cung cấp có giảm giá sản phẩm nhập, nhưng cán bộ hải quan không chấp nhận việc giảm giá này, và yêu cầu giá phải giống như những lần nhập hàng trước.

2.4.5. Về vấn đề thanh khoản

Có một vấn đề mà từ khi triển khai thủ tục hải quan điện tử đến nay cả bên nhà cung cấp phần mềm và phía hải quan đều chưa giải quyết được đó là việc chạy hồ sơ thanh khoản đối với tờ khai ủy thác. Trong thông tư quy định

việc thanh khoản phải tiến hành trên phần mềm. Nhưng thực tế đối với tờ khai xuất nhập khẩu ủy thác, phần mềm hiện nay không chạy thanh khoản được. Bên cơng ty Thái Sơn có hướng xử lý để chạy được thanh khoản các tài khoản xuất nhập khẩu ủy thác thì phải tạo một tờ khai giả lập truyền đến hải quan sau đó mới chạy thanh khoản trên hệ thống, nhưng phía hải quan khơng chấp nhận phương án này, vì vậy các hồ sơ xuất nhập khẩu ủy thác doanh nghiệp gặp phải nhiều phiền hà để xin tiến hành thanh khoản thủ cơng.

Ngồi ra, việc kê khai nộp thuế qua mạng đang khiến doanh nghiệp gặp khó, khi có những thời điểm hệ thống này gặp trục trặc. Rơi vào tình huống này, doanh nghiệp khó tiến hành kê khai thuế theo hình thức thủ cơng, vì khơng có quy định hướng dẫn cụ thể. Điều này dễ dẫn đến sự cảm tính của cán bộ hải quan trong việc hướng dẫn doanh nghiệp chuyển từ kê khai thuế điện tử sang thủ công và ngược lại, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Việc gặp trục trặc này có thể khiến doanh nghiệp chậm kê khai, nộp thuế, nên đối mặt với nguy cơ bị phạt chậm nộp, trong khi đây không phải lỗi của doanh nghiệp …

Một quy định bất cập khác là DN phải nộp lệ phí tờ khai hải quan với mức 20.000 đồng/tờ khai qua ngân hàng, thay vì mua tem của hải quan như trước đây. Số tiền quá nhỏ này buộc doanh nghiệp phải nộp qua ngân hàng là rất bất tiện…

2.4.6. Về quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro trong thơng quan hàng hóa là phương pháp hiện đại, nhưng chưa mang lại hiệu quả. Theo đó, hàng hóa của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật vẫn bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ.

Mặt hàng nào thuộc diện quản lý chuyên ngành (kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm…) cũng bị phân vào 2 luồng này, bị nhiều lần kiểm tra, mỗi lần hàng chục lô và thời gian kiểm tra kéo dài. Theo bà Đặng Phương Dung –

“Doanh nghiệp chúng tơi tự nhiên thấy hàng hóa bị chuyển sang luồng đỏ hết mà khơng hiểu lý do vì sao. Các bộ phận trong doanh nghiệp đều phải tốn thời gian, cơng sức vật lộn tìm hiểu lý do và tăng chi phí, xong xi thì hàng trở lại luồng xanh. Doanh nghiệp rất băn khoăn về quản lý rủi ro. Nếu không cải tiến, chúng tôi khơng biết làm thế nào để hồn thành thủ tục hải quan”- đại diện Vitas thẳng thắn chia sẻ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng này là do quy định lấy mặt hàng làm tiêu chí quản lý rủi ro. Đặc biệt, những mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành (kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm…) đều thuộc diện quản lý rủi ro nên bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ, bị kiểm tra nhiều lần và chậm thơng quan.

2.4.7. Về chi phí ngồi

Có thể nói, đây là vấn đề nhạy cảm nhất của ngành hải quan và cũng là nội dung mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đề cập đến nhiều nhất. Không thể phủ nhận, ngành hải quan trong suốt những năm qua khơng ngừng hồn thiện các quy định nội bộ để nhằm ngăn chặn tối đa sự nhũng nhiễu, tha hóa của cán bộ. Tuy nhiên, chi phí ngồi vẫn tồn tại, đơi khi như là sự đương nhiên chấp nhận của doanh nghiệp, ít ra là để mua được sự an lòng.

Ngành hải quan đã có những cải cách bên trong nội bộ ngành, đặc biệt là công tác quản trị để chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực. Giảm việc kiểm tra thủ cơng bằng áp dụng các biện pháp máy móc kỹ thuật như trang bị hàng loạt máy soi container, máy soi hành lý, camera giám sát, và chương trình giám sát hải quan tự động để vừa đồng thời giảm thời gian thơng quan cũng như giám sát cơ quan hải quan.

Cịn nhiều các vướng mắc chưa kịp sửa đổi đã gây ra những khó khăn khiến doanh nghiệp ln cảm thấy nặng nề khi làm thủ tục thuế, hải quan. Nhiều doanh nghiệp chưa mong giảm thời gian kê khai thuế, chỉ mong không bị phạt.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu bộ máy phát điện kohler của công ty cổ phần xây lắp và thương mại trường lộc (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)