2 .Các chứng từ liên quan
2.2. Danh mục hàng hóa/ Phiếu đóng gói (Packing list)
Danh mục hàng hóa chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Nghĩa là khi nhìn vào đó, bạn có thể hiểu được lơ hàng đó được đóng gói như thế nào. Khi đó có thể giúp bạn tính tốn được cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, có thể xếp dỡ hàng bằng cơng nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu; phải bố trí phương tiện vân tải như thế nào chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp.
Cần phân biệt giữa Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) với Chi tiết đóng gói, hay Phiếu đóng gói (Packing List). Hai loại chứng từ này nhiều khi nhìn gần giống nhau, và có nhiều thơng tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng.
Hóa đơn là chứng từ thiên về chức năng thanh tốn, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền. Cịn phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…
Bản dịch
Công Ty TNHH Thương Mại Gir Gai
Số 558, Đường Fenglin 2, Quận Daliao, thành phố Kaohsiung, Đài Loan Số điện thoại: 886-7-7879966 Fax: 886-7-7880558
DANH MỤC HÀNG HĨA
1)Bên bán
Cơng Ty TNHH Thương Mại Gir Gai Số 558, đường Fenglin 2, Quận Daliao, thành phố Kaohsiung, Đài Loan
Số điện thoại: 886-7-7879966 Fax: 886-7-7880558 9) Số và ngày của hợp đồng LM18-GSC/1001-18 10/01/2018 2)Bên mua Công Ty Cổ Phần Lilama 18
Số 9, đường Hồ Tùng Mậu, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: 84-8-38298490
10) Điều khoản thanh toán Nhờ thu trả ngay (D/P at sight)
Fax: 84-8-38210853
3)Bên thông báo Như trên
11) Ngân hàng thu
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Số 134, đường Nguyễn Cơng Trứ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
4)Tàu
“JIAN FA” V-1801
12) Số tiền
Giá CIF cảng TP. HCM, Việt Nam 3174.04 đơ la Mỹ
(Bằng chữ: Ba nghìn một tram bảy mươi bốn đô la Mỹ và bốn xen chẵn)
5)Tàu nhổ neo vào hoặc khoảng 13/02/2018
13) Xuất xứ
Đài Loan, Nhật Bản
Được vận chuyển từ Đài Loan
6)Cảng chất hàng
Cảng Kaosiung, Đài Loan
14) Ký hiệu tàu LM18-GIR GAI SH 1 PP.
Cảng TP. HCM, Việt Nam
7)Điểm đến cuối cùng
Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam
15) Loại hàng hóa
Thép hợp kim cán nóng, thép khn, ống thép
8)Số tham chiếu và ngày phát hành
GSC180208-LM18-1001-18 & 08/02/2018
16) Tổng cộng 3 bọc (66 chiếc) 3383 kg
Công Ty TNHH Thương Mại Gir Gai
(Ký tên) (Chi tiết trong file đính kèm)
2.3. Vận đơn (Bill of lading) a. Khái niệm:
Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L - Bill Of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
b. Chức năng của vận đơn:
- Vận đơn là bằng chứng nhận hàng để chở
Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt. Vào thời đó, khơng cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngồi để bán hàng tại đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng địi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ.
Mặt trước của vận đơn có ghi đầy đủ các thơng tin về hàng hóa: số lượng hàng, số lượng kiện, tình trạng các kiện hàng khi nhận, tên người nhận, tên người gửi,…
- Vận đơn là bằng chứng hợp đồng cho thuê tàu
Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận ( hợp đồng vận chuyển ) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành. Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn.
Mặt sau của vận đơn có ghi các nội dung liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Vận đơn là bằng chúng về quyền sở hữu hàn hóa.
Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối với vận đơn có thể chuyển nhượng).
Người cầm vận đơn có quyền định đoạt hàng hóa: Nhận hàng từ tàu, bán lại hàng, cầm cố vay nợ.
c. Phân loại vận đơn:
Cách phổ biến nhất là phân loại theo cách ghi người nhận hàng (tương ứng với chức năng quan trọng nhất là “chứng từ sở hữu”), theo đó có 3 loại vận đơn:
- Vận đơn đích danh (straight bills of lading)
Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ)
- Vận đơn theo lệnh (order bills of lading)
Đây là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn.
- Vận đơn vô danh (bearer bills of lading)
Cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó khơng ghi theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vơ danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement).
Một số cách phân loại B/L khác:
Ngoài cách phân loại trên, tùy theo mục đích cụ thể, người ta có thể chia vận đơn thành một số loại khác như sau:
(1) Theo tình trạng vận đơn:
• Vận đơn hồn hảo (Clean B/L): khơng có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì;
• Vận đơn khơng hồn hảo (Unclean B/L): có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì…
(2) Theo tình trạng nhận hàng:
• Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.
• Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này, do đó, khơng có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu. Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên tàu.
d. Bản dịch – Phân tích:
Vận đơn này là vận đơn đường biển, được sử dụng để giao dịch giữa người chuyên chở Hãng tàu và 2 bên XK và NK.
- Số vận đơn: 0004
- Bên vận chuyển (Shipper) chính là bên xuất khẩu, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Gir Gai. Điều này cho biết bên xuất khẩu trữ tiếp thực hiện nghĩa vụ bốc hàng lên tàu mà không thuê một công ty giao nhận vận tải nào khác.
- Bên nhận (Consignee): Công Ty Cổ Phần Lilama 18. Đây là vận đơn đích danh (straight bills of lading), là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ).
- Địa chỉ nhận thông báo (Notify address): ): Công Ty Cổ Phần Lilama 18 (giống bên nhận hàng).
- Người chuyên chở (The carrier): Công ty cổ phần thương mại Winner Express Carrier
- Tên tàu biển: "JIAN FA" V-1801
- Cảng bốc hàng: Cảng Kaohsiung, Đài Loan - Cảng dỡ hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam - Số lượng hàng hóa: 3 bọc (66 chiếc)
- Loại hàng hóa: Thép hợp kim cán nóng, thép khn, ống thép - Tổng khối lượng: 3,383.000 kg
o On board: đây là vận đơn đã xếp. Vận đơn đã xếp khác vận đơn nhận để xếp ở chỗ: người gửi, sau khi xếp hàng lên tàu/ giao hàng cho người chuyên chở, hay nói cách khác là người gửi hồn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ đc người chuyên chở cấp vận đơn đã xếp. Khi người gửi đem vận đơn này xuất trình lên Ngân hàng thanh tốn (ở nước người bán) thì sẽ được thanh tốn giá trị của lơ hàng đó nếu thanh tốn theo L/C. Nếu chỉ nhận được vận đơn nhận để xếp (tức là chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hành của mình) thì Ngân hàng sẽ khơng chấp nhận thanh tốn cho người bán.
o Clean: sạch.
Khi người chuyên chở ghi vận đơn này là vận đơn sạch, tức là hàng hóa có trọng lượng đủ, khơng thiếu bao kiện nào, và không xuất hiện lỗi ở bên ngồi của lơ hàng.
Với mặt hàng là thép trong hợp đồng thì bên cơng ty sẽ điều xe tải chở thép tới và trực tiếp chuyển vào tàu.
Đây là vận đơn sạch đã xếp chứng tỏ vận đơn này đã đáp ứng được yêu cầu trong bộ chứng từ thanh tốn. Khi có vận đơn sạch sẽ đảm bảo được chứng tư trong bộ chứng từ để gửi tới ngân hàng để thanh toán theo phương thức L/C. Việc vận đơn có ghi chú xấu sẽ dẫn tới hẹ quả là ngân hàng sẽ từ chối thanh tốn cho tồn bộ chứng từ.
- Đây là vận đơn đường biển hồn hảo
o Freight prepaid: cước phí trả trước – thỏa thuận giữa người bán và hãng tàu. Nếu cước phí khơng trả trước thì người mua khơng được nhận hàng.
- Đại lý của người chuyên chở: Công ty YUNG HSIN EXPRESS (đã ký). Đây là đại lý thay mặt thuyền trưởng ký vận đơn, có ghi rõ họ tên của thuyền trưởng mà đại lý thay mặt.
- Số vận đơn gốc: 3/3. Vận đơn có 3 bản là vì 1 bản người chun chở cấp cho người bán/gửi để người bán/gửi sử dụng như 1 chứng từ thanh tốn xuất trình lên ngân hàng thanh tốn. 1 hoặc 2 bộ còn lại được người chuyên chở cấp cho người bán để người bán gửi cho người mua/ người nhận hàng bằng các phương tiện chuyển phát nhanh để khi hàng cập bến, người mua dùng vận đơn như là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa đó để nhận được hàng. - Mặt thứ 2 của vận đơn:
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người th tầu khơng có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tầu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.