.Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn GIR GAI đài LOAN và CÔNG TY cổ PHẦN LILAMA 18 VIỆT NAM (Trang 81 - 84)

5 .Quy trình thực hiện nhập khẩu của bên mua

5.4 .Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra. Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn của mình. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu khơng bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bản giám định. Cơ quan giao thông kiểm tra niêm phong, kẹơ trì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Đơn vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trong vận đơn cũng phải kiểm tra hàng hoá và lập dự thư, dự kháng nếu nghi ngờ hoặc thực sự hàng hố có tổn thất, thiếu hụt hoặc không theo hợp đồng.

Theo hợp đồng của công ty Gir Gai và Lilama: Nếu hang không đúng như trong vận đơn, công ty Lilama báo lại với công ty GIr Gai và sẽ được chuyển lại hang trong vòng 3 ngày kể từ khi thơng báo.

5.5.Khiếu nại

Khi nhận hàng hố và kiểm tra hàng hố nhập khẩu đạt u cầu thì coi như kết thúc việc tổ chức nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng, hàng bị hỏng hay hàng hoá cần thay thế trong thời gian bảo hành thì việc khiếu nại sẽ được tiến hành khi phát hiện ra sự việc. Nghiệp vụ khiếu nại sẽ được thực hiên như sau:

- Bước 1: Xác minh và kiểm tra những phát sinh về hang hoá - Bước 2: Lập thư khiếu nại và củng cố các chứng cứ

- Bước 3: Gửi thư khiếu nại và chứng cứ cho nhà cung cấp, thương thảo các giải pháp xử lí và khắc phục.

- Bước 4: Kí xác nhận các thoả ước, phụ lục hợp đồng và giám sát các giải pháp xử lí sự cố của nhà cung cấp.

- Bước 5: Thanh quyết tốn các chi phí phát sinh và thanh lí hợp đồng.

Các chứng cứ chứng minh những phát sinh thiếu hụt, hỏng hóc hàng hố,… chính là các biên bản đã được lập trong khi tiến hành các nghiệp vụ nhận và kiểm tra hàng hoá.

KẾT LUẬN

Hiện nay, sự phát triển của khoa học cơng nghệ và tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và phương thức hoạt động thương mại đã thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và tồn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vi khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã có nhiều cơ hội hơn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ra nước ngồi và nhập khẩu hàng hóa vào trong nước. Giao dịch thương mại quốc tế không chỉ mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế mà từng bước giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Thông qua hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa công ty trách nhiệm hữu hạn GIR GAI Đài Loan và công ty cổ phần LILAMA 18 Việt Nam các thành viên trong nhóm đã có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về các thủ tục, giấy tờ cần thiết và cơ sở pháp lý để thực hiện một giao dịch thương mại quốc tế thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

·2017, TS Vũ Thị Hạnh, Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế

·PGS. TS Phạm Duy Liên, 2012, Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế.

Trường Đại học Ngoại thương, NXB Thống kê

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn GIR GAI đài LOAN và CÔNG TY cổ PHẦN LILAMA 18 VIỆT NAM (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)