Thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU vải dệt DÙNG sản XUẤT KHĂN LAU PHÒNG SẠCH GIỮA CÔNG TY TNHH JANG JUNG VINA và CÔNG TY TNHH YUS (Trang 66)

III. Phân tích q trình đàm phán và thực hiện hợp đồng

2. Qúa trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu cụ thể

2.3. Thủ tục hải quan

Các bước làm thủ tục hải quan như sau:

Tờ khai hải quan là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam. Từ này trong tiếng Anh là Customs Declaration.

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHAI BÁO HẢI QUAN ECUS5VNACCS

b, Lấy kết quả phân luồng

Luồng xanh: doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Luồng vàng: hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), không kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Lúc này cần phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như: - Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, khơng cần đóng dấu)

- Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu trịn + chức danh)

- Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)... Theo thơng tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, khơng cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.

Theo Điều 11, Nghi định 154/2005/NĐ-CP: Miễn kiểm tra thực tế hàng hố đối với:

• Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan; • Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu sau đây của các chủ hàng khác:

– Hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hố xuất khẩu có điều kiện theo quy định về chính sách quản lý xuất

khẩu hàng hố);

– Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước;

– Hàng hố từ nước ngồi đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan; hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan; hàng hoá chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phịng; hàng hố viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập – tái xuất có thời hạn quy định tại các Điều 30, 31, 32 và 37 Nghị định này.

– Hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. – Hàng hố khác khơng thuộc các trường hợp trên được miễn kiểm tra thực tế khi kết quả phân tích thơng tin cho thấy khơng có khả năng vi phạm pháp luật hải quan (trừ hàng hóa nêu tại điểm b1, khoản 2 Điều này).

Chi tiết về hồ sơ hải quan & quy trình thủ tục tham khảo trong: - Điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC.

- Với hồ sơ hải quan điện tử, xem thêm Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

Luồng đỏ: Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, cơng sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.

Các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng dựa theo thông tư 112/2005/TT-BTC:

• Kiểm tra thực tế khơng q 5% lơ hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu khơng có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

• Kiểm tra thực tế 10% lơ hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thơng tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu khơng sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

• Kiểm tra thực tế tồn bộ lơ hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công ("kiểm phanh"). Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công (rất lâu và tốn kém).

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục quyết và bóc tờ khai là xong phần ở chi cục, in mã vạch tờ khai hải quan, và đến cảng làm nốt thủ tục ký hải quan giám sát (còn gọi là ký cổng bãi) là xong.

c, Nộp thuế

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng… Với hàng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh hiện nay, thì đa số thuộc diện phải nộp thuế ngay. Khi nào có thuế nổi trong hệ thống, hải quan mới duyệt thơng quan cho lơ hàng,.

Thường có 3 mức thuế suất:

- Thuế suất ưu đãi (đa phần hàng nhập từ các nước rơi vào loại này)

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt (nếu hàng của bạn có Giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ) - Thuế suất thơng thường (tính bằng 150% thuế suất ưu đãi)

Thuế NK = Trị giá tính thuế hàng NK * Thuế suất thuế NK

Thuế GTGT= (Trị giá tính thuế hàng NK+thuế NK)*Thuế suất thuế GTGT

Như vậy nếu chỉ có 2 loại thuế trên, số tiền thuế thực thế phải trả cho lô hàng là:

Tổng tiền thuế: = Thuế NK + thuế GTGT

Với một số mặt hàng đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải chịu thêm một hoặc cả 2 loại thuế sau:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt – là loại thuế gián thu (cộng vào giá) đánh vào một số loại hàng hóa nhập khẩu nằm trong danh mục quản lý, chẳng hạn như: thuốc lá, rượu bia, bài lá...

- Thuế bảo vệ môi trường – là loại thuế gián thu, tuyệt đối (thu tính trên mỗi đơn vị hàng hóa), đánh vào những loại hàng hóa được cho là có tác động xấu đến mơi trường, chẳng hạn như: xăng, dầu, túi nilon, thuốc diệt cỏ…

Khi đó cơng thức tính thuế bổ sung như sau:

Tổng thuế: = Thuế NK + thuế TTĐB + thuế BVMT + thuế GTGT

Trong đó:

Thuế NK: như đã trình bày ở trên

Thuế TTĐB = Thuế suất thuế TTĐB * (Trị giá tính thuế NK + Thuế NK) Thuế BVMT = Thuế suất tuyệt đối thuế BVMT * Lượng hàng

Thuế GTGT= (Giá tính thuế hàng nhập + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT)* Thuế suất thuế GTGT

d, Thơng quan hàng hóa

Khi này, với hàng nhập khẩu, chủ hàng được quyền phân phối, mua bán, sử dụng...; còn với hàng xuất khẩu, hàng đã đủ điều kiện đưa ra khỏi Việt Nam (hoặc đưa vào

Khu phi thuế quan).

* Một số lưu ý cho doanh nghiệp trong q trình khai hải quan cho hàng hóa

(?) Những thông tin không được phép sửa trên tờ khai hải quan

Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định cụ thể 10 thông tin không được phép sửa chữa trên tờ khai hải quan điện tử sau khi tờ khai được Hệ thống chấp nhận chuẩn và gửi thông báo phân luồng.

Các thông tin không được phép sửa bao gồm: 1. Số tờ khai;

2. Mã loại hình;

3. Mã phân loại hàng hóa; 4. Mã phương thức vận chuyển; 5. Cơ quan Hải quan;

6. Ngày khai báo (dự kiến); 7. Mã người nhập khẩu; 8. Tên người nhập khẩu; 9. Mã đại lý hải quan;

(?) Phân luồng hàng hóa theo các tiêu chí nào?

Các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành; Các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế; Kết quả đánh giá rủi ro tuân thủ DN;

Thông tin nghiệp vụ hải quan và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro

Lưu ý: Hàng hóa được ưu đãi thuế quan, hàng xuất nhập có điều kiện (giấy phép xuất nhập, hạn ngạch), hàng chịu sự quản lý của các bộ ban ngành liên quan, hàng yêu cầu chứng nhận hợp quy, chứng nhận an toàn thực phẩm… thường được phân vào luồng vàng và luồng đỏ.

Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được cơ quan hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên và được hưởng những ưu đãi sau:

- Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa - Thơng quan bằng tờ khai chưa hồn chỉnh

- Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan

- Nếu hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, HQ chấp nhận khai báo của DN về việc hàng hóa đã đáp ứng quy định chuyên ngành để thơng quan

- Được hồn thuế trước, kiểm tra sau

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mua từ kho ngoại quan được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước, khai hải quan sau.

Tính đến cuối năm 2014, Tổng cục Hải quan đã công nhận 24 DN ưu tiên trên tổng số 50.000 DN hoạt động trong lĩnh vực XNK

- Ưu tiên miễn kiểm tra sau thơng quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Để được công nhận DN ưu tiên, DN cần đáp ứng 1 số điều kiện cơ bản và phải làm thủ tục thẩm định để được công nhận. Tham khảo thêm Thông tư 72/2015/TT- BTC của Bộ tài chính.

* Thời gian lưu hồ sơ hải quan:

Khoản 5 Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định:

“Người khai hải quan phải lưu trữ các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, bao gồm chứng từ vận tải đối với hàng hóa xuất khẩu, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật, chứng từ, tài liệu liên quan đến định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Người khai hải quan phải lưu trữ bản chính các chứng từ nêu trên (trừ trường hợp đã nộp bản chính cho cơ quan hải quan), trường hợp các chứng từ điện tử thì lưu giữ dưới dạng điện tử hoặc chuyển đổi ra chứng từ giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”

2.4. Nhận và kiểm tra hàng hóa

Đây là hàng nguyên (FCL):

- Khi nhận được thông báo hàng đến (Noitice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;

- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hố chính chủ hàng có thể đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt;

- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng đển xác nhận D/O;

- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

Như trước đây thì nhóm 6005 Vải dệt kim sợi dọc thuộc DANH MỤC SẢN PHẨM DỆT MAY PHẢI KIỂM TRA HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ AMIN

THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO (Ban hành kèm theo Thông tư số: 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương) nên phải chịu hình thức kiểm tra (kiểm tra thơng thường, kiểm tra hồ sơ và xác suất). Tuy nhiên thì Bộ trưởng Bộ Cơng Thương đã ký ban hành Thông tư 23/2016/TT-BCT về việc bãi bỏ quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Lưu ý:

Đối với các hợp đồng về sau doanh nghiệp cần chú ý điểm sau:

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ra Thông tư số 21/2017/TT-BCT, ngày 23/10/2017 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017BCT). Thơng tư số 21/2017/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2018.

Với điều kiện CIF, người bán hàng đưa hàng từ kho ra cảng, thủ tục hải quan hàng xuất và chịu chi phí th tàu, bảo hiểm hàng hóa đến cảng dỡ hàng.

Nhập CIF Hải Phòng, ta hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục hải quan từ địa điểm giao hàng này và đưa hàng về kho. Rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ chứng thư bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Và trên trách nhiệm thì người bán chỉ trả phí mua bảo hiểm, cịn người mua mới là người thụ hưởng và đứng tên trên bảo hiểm là người được thụ hưởng. Như vậy nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển thì người mua phải đứng ra làm việc với bảo hiểm chứ không phải là người bán nữa.

Trong trường hợp xảy ra thiệt hại và tổn thất khi tàu đã rời cảng xuất phát, hợp đồng bảo hiểm này đương nhiên có hiệu lực, đồng thời, thời hạn của nó được xác định từ thời điểm giao kết hợp đồng cho đến thời điểm tàu về tới cảng đích. Theo đó, bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại vì thời hạn bảo hiểm đối với lơ hàng đó được xác định trong tồn bộ lộ trình vận chuyển và trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Hồ sơ địi bồi thường thì bao gồm:

• Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;

• Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa và/hoặc phiếu ghi trọng lượng;

• Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại; • Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất;

• Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng;

• Bản sao báo cáo hải sự và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải;

nhiệm của họ đối với tổn thất; • Giấy yêu cầu bồi thường;

• Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại;

• Các giấy tờ khác theo u cầu của cơng ty bảo hiểm(nếu có)

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển của khoa học cơng nghệ và tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và phương thức hoạt động thương mại đã thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và tồn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vi khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Kéo đó, hàng nghìn các loại hàng hóa khác nhau được xuất khẩu, nhập khẩu vào mỗi quốc gia với những mục đích khác nhau. Thông qua bộ hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động nhập khẩu của

Công ty TNHH JangJung Vina, các thành viên trong nhóm đã có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về các thủ tục, giấy tờ cần thiết và cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục đơn giản gọn nhẹ hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thanh cảm ơn Tiến sĩ Vũ Thị Hạnh, đã có hướng dẫn và góp ý hữu ích, để chúng em hồn thành bài tiểu luận đầy đủ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế Trường Đại học Ngoại thương. PGS. TS Phạm Duy Liên

2. Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế. TS Vũ Thị Hạnh 3. INCOTERMS 2010

4. Biểu thuế xuát nhập khẩu, Biểu thuế giá trị gia tăng 5. Các thơng tư của bộ tài chính, nghị định của Chính phủ 6. Các trang web của Cục hải quan, Tổng cục thuế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU vải dệt DÙNG sản XUẤT KHĂN LAU PHÒNG SẠCH GIỮA CÔNG TY TNHH JANG JUNG VINA và CÔNG TY TNHH YUS (Trang 66)