Mặc dù khó có khả năng xảy ra khủng hoảng nợ cơng, Chính phủ Mỹ vẫn cơng bố chương trình cắt giảm ngân sách mạnh mẽ nhằm giảm nợ công và chi tiêu cơng trong đó riêng chương trình y tế chăm sóc sức khỏe đã cắt giảm 700 tỷ USD. Chính phủ Mỹ cũng đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp khác với mục tiêu là sẽ giảm 4 nghìn tỷ USD thâm hụt ngân sách trong lộ trình kéo dài tới năm 2022. Trong đó có 1 nghìn tỷ USD đến từ việc tăng doanh thu, 2000 tỷ khác đến từ cắt giảm chi tiêu và 1000 tỷ USD sẽ đến từ các khoản tiết kiệm khác. Cụ thể, Chính phủ Mỹ đã áp dụng những giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, cải cách hệ thống thuế:
Đây là là vấn đề vẫn gây tranh cãi giữa Đảng Dân chủ và Cộng hịa. Đảng Cộng hịa chủ trương sẽ khơng tăng thuế, mặc dù mức thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công cao tới mức báo động, u cầu phải có những nguồn thu nhập mới. Cịn Đảng Dân chủ thì chỉ xem xét việc tăng thuế thu nhập, mà khơng có ý định sửa chữa, điều chỉnh hệ thống thuế hiện đã trở nên phức tạp, bị bóp méo và đang phá hoại sự tăng trưởng. Thuế cần phải được chuyển đổi, chứ khơng phải chỉ đơn thuần tăng thêm. Chính phủ cần xem xét xóa bỏ các ưu đãi thuế đồng thời triển khai một số hình thức thuế mới như thuế tiêu dùng liên bang để có thể tạo thêm nguồn thu mới.
Ngồi ra, Đảng Cộng hịa và Đảng Dân chủ Mỹ cũng đã cố gắng tìm cách thương thuyết để thỏa hiệp về việc nâng cao mức trần nợ công: một là, giảm chi tiêu; hai là, tăng thu thuế. Đảng Cộng hòa muốn nâng mức trần nợ lên cao kèm theo những điều kiện cắt bớt chi tiêu của guồng máy nhà nước liên bang để giảm bớt số thiếu hụt ngân sách. Trong khi Đảng Dân chủ nhấn mạnh đến việc tăng thu, bởi theo họ, để cấp hưu
bổng xã hội và chữa bệnh cho gần 80 triệu người Mỹ ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II sắp tới tuổi về hưu, cần phải tăng thu nhập của nhà nước qua những khoản thuế lợi tức cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế hưu bổng xã hội và y tế, thuế đánh trên di sản. Đảng Dân chủ đề nghị tăng thuế đối với những người thu nhập trên 250.000 USD/năm. Ngược lại, Đảng Cộng hòa phản đối việc tăng số thu trên thuế và đề xuất phải cắt những khoản chi tiêu, đặc biệt là những chương trình xã hội, y tế và hưu bổng.
Thứ hai, điều chỉnh các chương trình an sinh xã hội
Nếu khơng tiến hành cắt giảm chi tiêu công, Mỹ sẽ thật sự đối mặt với khủng hoảng nợ vào năm 2020, khi các khoản chi cho chăm sóc y tế và lương hưu sẽ tăng mạnh do tình trạng già hóa dân số. Hiện nay, tỷ lệ người lao động/số người về hưu là 3/1 (ba người làm việc nuôi bốn người), nhưng dân số độ tuổi thanh niên sẽ giảm đi nhanh chóng những năm tới, tỷ lệ trên sẽ giảm còn 1,5/1 hoặc 1/1. Hiện nay, ngân sách Mỹ đang chi trả cho mỗi người dân trên 65 tuổi tới 26 nghìn USD/năm. Như vậy, nếu khơng có những thay đổi triệt để thì ba chương trình chăm sóc y tế, hỗ trợ y tế và an sinh xã hội như hiện nay sẽ chiếm hết ngân sách Mỹ chỉ trong 25 năm tới.
Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn trong việc cắt giảm mạnh các chương trình xã hội cũng như tăng thuế vì những tác động chính trị và xã hội của những biện pháp này. Như vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục, kinh tế Mỹ vẫn chưa thực sự thốt khỏi vịng suy thối như hiện nay thì những biện pháp mà Chính phủ Mỹ đưa ra có lẽ chủ yếu vẫn là những biện pháp tình thế cho vấn đề nợ cơng và dường như vẫn cần nhiều thời gian hơn nữa mới có thể có được lời giải triệt để cho “bài tốn” nợ cơng của Mỹ.
Mỹ cần những cải cách tài chính mạnh mẽ để tái cấu trúc khu vực cơng. Các chính sách tái cơ cấu do Ủy ban Bowles - Simpson đề xuất có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nhưng lại khơng nhận được sự ủng hộ của Tổng thống B.Ơ-ba-ma.
Vì vậy, tăng thuế, giảm chi tiêu hiện đang là những giải pháp chủ yếu để Mỹ cải thiện tình hình tài chính cơng. Tuy nhiên xung quanh vấn đề thuế đã nổ ra nhiều cuộc tranh cãi giữa các nghị sĩ của hai đảng. Như vậy, các giải pháp giảm nợ cơng của Chính phủ Mỹ chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề trước mắt để tránh nguy cơ vỡ nợ và Mỹ vẫn còn thiếu các giải pháp lâu dài để đưa nợ công trở về mức nợ bền vững.