.3 Giải pháp cho vấn đề nợ công ở Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Trước tình hình đó, Chính phủ Tây Ban Nha đã thi hành một loạt chính sách nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng và giảm gánh nặng nợ công.

Đảm bảo kỷ luật ngân sách

Tháng 5 năm 2012, Chính phủ thơng qua Luật về Ổn định ngân sách theo đó quy định trần chi tiêu cho chính quyền trung ương và địa phương cùng những biện pháp điều chỉnh nếu không đáp ứng được mức trần này. Hàng tháng, Bộ tài chính cũng đăng tải cơng khai chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương trên trang web của mình

để đơng đảo cơng chúng có thể theo dõi, qua đó tạo sức ép phải thực thi các biện pháp hạn chế chi tiêu ngân sách. Đồng thời chính phủ cũng tạm dừng tăng lương cho cơng chức từ năm 2011 đến nay và mức tăng của quỹ hưu trí cũng giữ ở mức thấp (0,25% năm 2013).

Cải cách thuế

Sau khi đã tăng thuế giá trị gia tăng từ 18% lên 21% năm 2012, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, tháng 6 năm 2014 Chính phủ Tây Ban Nha đã đưa ra một số biện pháp cải cách thuế mà thực chất là giảm thuế thu nhập cho cá nhân và cơng ty nhằm kích thích tiêu dùng trong nước và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân sẽ giảm trung bình 12,5% từ nay đến năm 2016 trong khi thuế doanh nghiệp sẽ giảm từ 30% xuống 25% trong cùng thời gian. Đồng thời Chính phủ tiếp tục triển khai các biện pháp hạn chế chi tiêu công, chống gian lận thuế và cải cách hành chính sâu rộng.

Tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 

Cải cách thị trường lao động theo đó tăng tính linh hoạt cho các cơng ty trong việc thuê mướn nhân công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm số lượng giấy phép cho việc đăng ký kinh doanh, nhất là ở địa phương và cải cách thị trường điện theo hướng giảm chi phí sản xuất và trợ giá điện.

Trong bối cảnh khủng hoảng, nợ cơng của Tây Ban Nha tăng nhanh tuy nhiên những nhóm giải pháp lớn trên đã đóng một vai trị quan trọng trong việc giữ ổn định kinh tế, xã hội và góp phần vào việc hồi phục kinh tế của nước này. Theo dự báo của Chính phủ Tây Ban Nha thì nợ cơng nước này sẽ tiếp tục tăng lên mức 107% GDP năm 2017 trước khi đi xuống khi đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế được giữ vững. Với lãi xuất trái phiếu chỉnh phủ kỳ hạn 10 năm ở mức rất thấp (2,4% so với 7,5% năm 2012), nợ công ở Tây Ban Nha không phải là một gánh nặng quá lớn cho nền kinh tế

nước này mà ở một mức độ nào đó cịn là cơng cụ để chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế.

II.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ trường hợp của Tây Ban Nha, kết hợp với thực trạng và nguyên nhân nự công của Việt Nam, nhóm tác giả xin đề xuất bài học kinh nghiệm quản lý nợ cơng của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đảm bảo kỷ luật ngân sách và tăng tính minh bạch trong chi tiêu

cơng 

Giống như Tây Ban Nha, Việt Nam nên công khai kế hoạch và việc chi tiêu công cho người dân để tăng tính minh bạch, tạo lịng tin trong dân chúng. Đồng thời Chính phủ và Nhà nước cũng sẽ chi tiêu có kế hoạch và hợp lý hơn, hạn chế được bội chi ngân sách.

Thứ hai, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế 

Đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, Chính phủ và Nhà nước cần tạo mơi trường kinh doanh mở và năng động để ngày càng nhiều doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Cải cách thị trường lao động theo đó tăng tính linh hoạt cho các cơng ty trong việc thuê mướn nhân công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm số lượng giấy phép cho việc đăng ký kinh doanh, nhất là ở địa phương và cải cách thị trường điện theo hướng giảm chi phí sản xuất và trợ giá điện.

II.3 Vấn đề nợ công của nước của Ấn ĐộII.3.1 Thực trạng nợ công ở Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 33)