.3 Vấn đề nợ công của nước của Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 33)

Ấn Độ - nền kinh tế lớn đang lên ở châu Á đang đối mặt với tình trạng nợ cơng nặng nề. Trong khi cuộc khủng hoảng nợ khiến Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm và khủng hoảng nợ châu Âu vẫn đang tiếp tục tác động đến kinh tế tồn cầu, thì tình hình nợ ở cường quốc mới nổi Ấn Độ cũng có nhiều điều đáng lo ngại.

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (năm 2008) đã buộc chính phủ nhiều nước phải chủ động can thiệp thơng qua các gói kích cầu để vực dậy nền kinh tế. Ấn Độ cũng như vậy, gói kích cầu của Ấn Độ vào khoảng 36 tỷ USD (tương đương 3,5% GDP).

Những gói kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đã làm tăng tỷ lệ nợ cơng trung bình thêm 5% ở các nước châu Á. Sự bất ổn của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút một lượng lớn vốn ra khỏi các sàn chứng khoán Ấn Độ, chuyển sang giữ đồng USD, dẫn đến tỷ giá hối đoái của Ấn Độ bị biến động, đồng rupee (đồng tiền của Ấn Độ) giảm giá, xuống tới 57,4 rupee/USD và hiện ở mức xấp xỉ 55 rupee/USD, mất giá 18-20% so với đồng USD kể từ tháng 8- 2011. Đồng rupee mất giá mạnh đã phần nào hạn chế tham vọng quốc tế của Ấn Độ, song Ấn Độ vẫn tăng chi tiêu cho quốc phòng thêm 17% lên tới 41,3 tỷ USD và được đánh giá là quốc gia đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về chi tiêu cho quốc phòng ở châu Á. Chi tiêu quốc phịng tăng cũng góp phần dẫn đến mức nợ cơng gia tăng.

Đồng rupee đột ngột mất giá gây căng thẳng cho dòng tiền mặt của doanh nghiệp và các ngân hàng do phải vật lộn với các khoản nợ bằng đồng USD và do đó, cơ hội tái cơ cấu nợ tồn diện của Ấn Độ suy giảm. Gánh nặng tài chính cũng gia tăng khi Ấn Độ tăng lương cho khu vực công và tăng mạnh chi tiêu cho các chương trình xã hội và trợ cấp. Năm 2009, Chính phủ Ấn Độ thực hiện cắt giảm thuế và trợ cấp xuất khẩu để kích thích tăng trưởng khiến nợ cơng tăng nhanh. Nợ cơng của Ấn Độ đã lên đến mức 80% GDP dẫn đến việc huy động vốn của cả khu vực công và tư qua thị trường trái phiếu trở nên khó khăn hơn và lãi suất trái phiếu buộc phải tăng.

Mức nợ trong nước của Chính phủ Ấn Độ đã lên đến 37.700 tỷ rupee (khoảng 829,4 tỷ USD) vào tháng 3-2012, tương đương với 77% GDP. Nợ doanh nghiệp khoảng 30.000 tỷ rupee (khoảng 660 tỷ USD), tương đương với 62% GDP. Theo Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), nợ nước ngoài của Ấn Độ ở mức 305,9 tỷ USD, tương đương 17,3% GDP - gần bằng dự trữ quốc gia 319 tỷ USD (tính đến tháng 7-2012). Năm 2011, nợ nước ngoài tăng 17,2% (khoảng 45 tỷ USD) do hoạt động thương mại, tín dụng mậu dịch ngắn hạn, vay mượn song phương, đa phương tăng mạnh. Hơn 60%

nợ nước ngồi của Ấn Độ bằng USD. Chi phí nợ của Ấn Độ (gồm cả vốn và lãi) đã lên gần 85 tỷ USD trong quý II-2012. Trên thực tế, chính quyền các bang và Chính phủ Ấn Độ đang phải trả tiền lãi nợ vay nhiều hơn so với số tiền chi cho quân đội và một số dịch vụ công như giáo dục và y tế. Thâm hụt ngân sách của Ấn Độ cũng tăng mạnh lên tới 5,9% GDP (3-2012), cao hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4,6% GDP. Sự gia tăng này phát sinh từ việc lương thực tăng giá, chi phí trợ giá nhiên liệu gia tăng. Năm 2011, giá nhiên liệu tăng vọt do ảnh hưởng của giá dầu tăng cao. Giá xăng dầu ở Ấn Độ luôn cao hơn các quốc gia khác khoảng 60%. Nhiều loại thuế đánh vào xăng dầu cao tới 35%, biến Ấn Độ thành nơi “tốn kém nhất” để duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngồi ra, Chính phủ cũng phải chi tiêu nhiều hơn cho các chương trình phúc lợi xã hội ở nơng thơn.

Hiện Ấn Độ bị xếp hạng tín dụng quốc gia BBB - giống như Hy Lạp, và trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) bị đánh tụt hạng BBB cho xếp hạng nợ dài hạn. Xếp hạng nợ công BBB của Ấn Độ đang trên mức không nên đầu tư.

Tổng nợ trong lĩnh vực hàng không Ấn Độ đang tăng cao do giá cả nhiên liệu leo thang. Nợ của ba hãng hàng không lớn của Ấn Độ (Air India, Kingfisher Airlines và Jet Airways) lên tới gần 12,31 tỷ USD vào thời điểm tháng 9-2012.

II.3.2 Nguyên nhân Ấn Độ thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước và các kịch bản nợ công dự báo

 Phần lớn nợ công của Ấn Độ là nợ mang mệnh giá nội địa, với tỷ lệ 6:1 (nợ trong nước so với nợ nước ngoài). Ấn Độ chủ trương thay thế nợ nước ngồi bằng nợ trong nước vì một số ngun nhân:

Thứ nhất, khi giữ tỷ giá cố định với đồng đôla Mỹ, việc đi vay nợ nước ngoài

là một cách để hạn chế chi phí đi vay nhưng khi chuyển sang thả nổi tỷ giá, chính phủ có động lực lớn hơn khi vay nợ trong nước

Thứ hai, việc chuyển sang vay nợ trong nước cũng được thúc đẩy nhờ sự thành

công kinh tế trong nước. Huy động nợ bằng đồng tiền quốc gia giúp vượt qua được những khó khăn khi huy động vốn tại thị trường nước ngoài chủ yếu bằng đồng USD. Do vậy, cơ cấu nợ của Ấn Độ tương đối hợp lý. Đa số nợ với thời hạn từ 5 - 10 năm. Nhờ vậy, Ấn Độ vẫn chưa phải chịu sức ép trả nợ trong những năm gần đây. Nợ công Ấn Độ chủ yếu do thể chế địa phương nắm giữ, chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các cơng ty bảo hiểm. Kinh tế Ấn Độ vẫn có sự phục hồi đáng kể sau khủng hoảng tài chính tồn cầu nhờ hoạt động quản lý nợ cơng tốt của Chính phủ.

 Ba kịch bản nợ cơng Ấn Độ được Bộ Tài chính Ấn Độ dự báo bao gồm:

Kịch bản thứ nhất (trong bối cảnh thực hiện cải cách toàn diện với tốc độ tăng

trưởng GDP là 7,7%). Tỷ lệ nợ công Ấn Độ sẽ giảm xuống chỉ còn 44,0% GDP giai đoạn 2020 - 2021, từ mức 75,9% GDP (năm 2010)

Kịch bản thứ hai (trong bối cảnh không xây dựng được một nền tảng tài chính

vững mạnh). Đây là kịch bản xấu nhất, theo kịch bản này, Ấn Độ không thể thực hiện cải cách tài khóa và do vậy thâm hụt vẫn giữ ở mức 3,8% GDP trong thời gian dài và tỷ lệ nợ công/GDP không cải thiện và vẫn giữ như mức hiện tại (khoảng 70 - 80% GDP)

Kịch bản thứ ba (khơng có đột phá chính sách, nhưng nền tảng tài chính được

xây dựng dần). Theo kịch bản này, Ấn Độ sẽ giảm dần thâm hụt ngân sách xuống cịn 1,5% GDP và nợ cơng cũng giảm từ mức 75,9% GDP (2010) xuống còn 60,4% GDP (2020 -2021).

II.3.3 Giải pháp cho vấn đề nợ công ở Ấn Độ

Mục tiêu chính sách quản lý nợ cơng của Ấn Độ nhằm đáp ứng các yêu cầu về tài chính của Chính phủ trung ương với mức vay thấp nhất trong dài hạn và duy trì tổng trị giá nợ ở giới hạn chấp nhận, trong khi vẫn thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu nội địa.

Để giải quyết áp lực nợ cơng ngày càng tăng, Chính phủ Ấn Độ cam kết cắt giảm 10% (5-2012) mức chi tiêu công nhằm tránh bị hạ mức tín nhiệm nợ cơng, giảm thâm hụt ngân sách, đưa ra mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trung bình 0,6% mỗi năm trong giai đoạn 2012 - 2017 và thực hiện triển khai một số giải pháp cơ bản như sau:

Tái cơ cấu nợ

Một số công ty điện lực Ấn Độ đang phải gánh chịu một khoản nợ ngày càng lớn do số tiền thua lỗ đã tăng gấp 15 lần trong vòng 3 năm qua (2009 - 2012), lên mức 288 tỷ rupee (tương đương 5,2 tỷ USD). Do đó, tái cơ cấu nợ là giải pháp duy nhất để cứu giúp ngành điện lực - ngành có ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế Ấn Độ. Chính phủ đặt kế hoạch tái cơ cấu các khoản nợ có trị giá khoảng 35 tỷ USD của các cơng ty điện lực. Một nửa trong số các khoản vay ngắn hạn đến từ các công ty điện lực trực thuộc nhà nước - những công ty sản xuất, mua hoặc phân phối điện - sẽ được chuyển sang thành khoản vay của các chính quyền địa phương. Phần cịn lại được gia hạn thêm 3 năm đối với thời gian trả số tiền gốc.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

Ấn Độ đã huy động được 3,5 tỷ USD (năm 2009) bằng cách bán lại từng phần nhiều doanh nghiệp quốc doanh. Mục đích của việc bán tài sản này là nhằm tăng ngân quỹ phục vụ cho các dự án đường xá, trường học và bệnh viện trong bối cảnh nợ công của Ấn Độ đã chồng chất. Việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp quốc doanh sẽ là một công cụ quan trọng để giảm bớt những khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng nợ cơng đang gia tăng. Thậm chí, để tăng ngân sách nhằm thúc đẩy các hoạt động chăm sóc y tế, giáo dục và nâng cấp cơ sở hạ tầng, Ấn Độ cần cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, thay vì chỉ bán lại cổ phần nhỏ như cách làm hiện nay. Hiện Chính phủ Ấn Độ đang nắm quyền sở hữu 473 công ty, trị giá khoảng 500 tỷ USD, tương đương với 45% GDP của nền kinh tế Ấn Độ. Do đó, số cổ phần bán lại cho tới thời điểm này chưa thấm vào đâu so với tổng giá trị của các doanh nghiệp quốc doanh.

Hạ lãi suất và giảm tiền đặt cọc ngân hàng

Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã chuẩn bị các biện pháp tiền tệ và biện pháp tài chính cần thiết để bảo vệ Ấn Độ trước “cú sốc” Eurozone tan vỡ. Tháng 4-2012, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã giảm lãi suất lần đầu tiên trong 3 năm để bơm tiền vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lạm phát đã lên tới 7,6% nên lãi suất không thể cắt giảm thêm nữa. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ thực hiện giảm số tiền mà các ngân hàng phải “đặt cọc” tại Ngân hàng Trung ương. Tỷ lệ đặc cọc tại ngân hàng Trung ương là 4,75% (6-2012) và cho phép các cho các công ty vay tiền nhiều hơn.

Tăng cường thúc đẩy xuất khẩu

Tháng 2-2011, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đề xuất “Chiến lược tăng gấp đôi xuất khẩu trong ba năm tới” nhằm tăng xuất khẩu hàng hóa lên 450 tỷ USD vào các năm 2013/2014. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ chủ trương đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và thị trường, đặc biệt hướng tới các nền kinh tế đang nổi lên. Cơ sở của chiến lược này là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao mà trong nước có thế mạnh về sản xuất như hàng chế tạo, máy móc thiết bị, phương tiện giao thơng và hóa chất. Về xuất khẩu, Chính phủ cơng bố chiến lược 7 điểm nhằm hỗ trợ chính sách ngoại thương, theo đó tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đa dạng hóa thị trường, xác định các thị trường xuất khẩu trọng điểm nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 350 tỷ USD năm 2012 - 2013 và 500 tỷ USD năm 2013 - 2014. Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ ngoại thương với các "đại gia" như Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước láng giềng. Nâng kim ngạch thương mại với EU lên 237 tỷ USD và với các nước ASEAN lên 70 tỷ USD vào năm 2015.

Trong nỗ lực chống đỡ khủng hoảng nợ cơng, Chính phủ Ấn Độ đã cùng Nhật Bản ký kết thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương (28-12-2011) với khối lượng trị giá 15 tỉ USD nhằm bảo đảm sự ổn định trên thị trường tài chính. Ấn Độ cam kết nới lỏng tài chính để Nhật Bản có thể đầu tư dễ dàng. Việc ký kết thỏa thuận mới này giúp Ấn Độ có thêm khả năng để đối phó với nguy cơ thiếu hụt ngoại tệ và hỗ trợ đồng rupee.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiếp tục cải cách thể chế

Chính phủ Ấn Độ đề xuất kế hoạch thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, trong đó xây dựng 4 sân bay quốc tế, phát triển đường bộ, xây dựng hải cảng... nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong năm tài khóa 2012 - 2013, Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ đầu tư 35.000 crore rupee (1 crore trị giá khoảng 10 triệu VND) cho cầu cảng, so với 16.585 crore rupee của 2011 - 2012 và 8.798 crore rupee cho ngành hàng không; sửa đổi việc tăng hạn mức vốn FDI trong lĩnh bảo hiểm từ 26% lên 49%; cho phép các hãng hàng khơng nước ngồi đầu tư vào các hãng hàng khơng trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục quá trình cải cách thể chế, như: sửa đổi Luật Ngân hàng 2011, Luật Bảo hiểm 2008, Luật Quản lý ngân sách và trách nhiệm tài chính, Luật về cơ quan phát triển và điều tiết quỹ hưu trí năm 2011, Luật Cơng ty mới (thay thế cho Bộ luật cũ về Công ty năm 1956). Các liên bang đã thông qua Dự luật mua sắm công năm 2012, Luật Tài chính năm 2012. Chính phủ Ấn Độ quyết định dừng đầu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả và buộc các doanh nghiệp này phải cùng tham gia sân chơi bình đẳng với khu vực tư nhân trên cơ sở tôn trọng các điều kiện của thị trường.

Trong lĩnh vực hạ tầng, Ấn Độ tìm các “nút thắt cổ chai” và kiên quyết loại bỏ. Các "nút thắt cổ chai" bao gồm lĩnh vực cầu cảng, hàng không, năng lượng điện, sản xuất than và vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.

Kinh tế Ấn Độ đang trong cảnh khó khăn. Triển vọng kinh tế Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, đặc biệt là khu vực đồng tiền chung châu Âu và vào

năng lực của Chính phủ trong việc đạt được sự đồng thuận để triển khai các chính sách cần thiết. Song, trong khi chưa có cơng thức chung để giảm thiểu rủi ro của cuộc khủng hoảng nợ, chính sách tài khóa thận trọng và tăng cường quản lý nợ đã giúp Ấn Độ và nhiều quốc gia ứng phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

II.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ cơng của Ấn Độ, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Phát triển nội lực nền kinh tế

Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thơ hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thay đổi cơ cấu nợ

Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ cơng, Chính phủ Việt Nam nên phát hành trái phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn. Thị trường trong nước vẫn là nguồn tài trợ chính cho nhu cầu vay vốn của Nhà nước và nguồn vốn huy động trên thị trường quốc tế sẽ là nguồn bổ sung quan trọng cho nhu cầu vốn trong nước bởi vì khi quá lệ thuộc vào nguồn vốn nước ngồi sẽ rất dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ do nợ trong nước được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính phủ chỉ nợ cơng dân của chính nước mình.

Cần lựa chọn linh hoạt các cơng cụ quản lý nợ cơng và đa dạng hóa các nguồn tài trợ, phải phù hợp với tình hình thị trường. Lựa chọn loại tiền tệ và thị trường phát hành cho phép phân bổ các khoản nợ phát sinh phù hợp theo thời gian trong trường hợp thị

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)