.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ cơng của Mỹ, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Phát triển nội lực nền kinh tế

Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thơ hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Xây dựng mơi trường tài chính hiệu quả

Cần tối ưu hố cấu trúc giữa chi phí và rủi ro trong danh mục nợ, tập trung vào việc phát triển thị trường nợ (thị trường Trái phiếu Chính phủ) theo hướng tăng tính thanh khoản, tăng hiệu quả và minh bạch của thị trường. Muốn làm được điều đó, cần tập trung giảm thiểu chi phí phát hành trên thị trường sơ cấp và chi phí giao dịch trên thị

trường thứ cấp. Để nâng cao chất lượng các đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư. Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ, những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạngtham nhũng, quan liêu. Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để các doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước.

Tái cấu trúc một cách hiệu quả

Việc tái cấu trúc kinh tế nói chung và đầu tư cơng nói riêng theo hướng về dài hạn cần chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội, chuyển trọng tâm đầu tư cơng ra ngồi lĩnh vực kinh tế để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội, phòng ngừa và giảm thiểu những hoạt động đầu tư công gắn với sự chi phối của ý chí chủ quan ngắn hạn, “tư duy nhiệm kỳ”, bệnh thành tích hay lợi ích nhóm.

Chúng ta cũng cần có sự đổi mới quy trình và tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án đầu tư theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kính tê – xã hội cũng như lợi ích quốc gia, địa phương, ngành, cụ thể và dài hạn, có phân loại 2 loại mục tiêu và 2 loại tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư cơng – đầu tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, khác phục sự nhùng nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, cũng như trách nhiệm xã hội của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dễ dấn đến đầu tư của tập đoàn vừa bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả.

Thứ nhất, các nguyên tắc tài chính phải được xây dựng trên các chính sách tốt, luật chơi và ngân sách phải công khai minh bạch. Thứ hai, phải có khung quy chế trong vấn đề giám sát thường xuyên và hệ thống giám sát tài chính độc lập. Thứ ba liên quan đến việc minh bạch hóa và thảo luận cơng khai về quản lý tài chính, nhà nước và chính các doanh nghiệp tư nhân phải xây dựng được một cơ chế giám sát hiệu quả. Vấn đề minh bạch hóa khoản vay phải được chsu trọng hang đầu. Chẳng hạn, trong một khoản vay cấu thành nợ công, phải làm rõ nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp nhà nước hoặc phải kiểm toán để kiểm soát được nợ vay đã được các doanh nghiệp sử dụng ra sao.

II.2 Vấn đề nợ công của nước Tây Ban NhaII.2.1 Thực trạng nợ công ở Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 28 - 30)