.2 Vấn đề nợ công của nước Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 30)

Sau khi gia nhập khu vực Eurozone năm 1999, kinh tế Tây Ban Nha có gần một thập kỷ tăng trưởng liên tục khoảng 3,5% năm so với mức 2% năm của các nước khác trong khu vực đồng Euro. Trong bối cảnh đó, các chỉ số kinh tế vĩ mơ của nước này cho thấy một bức tranh sáng mầu với tỉ lệ thất nghiệp giai đoạn 2004-2008 là 9,6%, thặng dư ngân sách 2% GDP và nợ công là 37% GDP năm 2007. Tuy nhiên trong thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng này, nền kinh tế Tây Ban Nha đã bộc lộ nhiều bất cập mà điểm nổi bật nhất là mơ hình phát triển kinh tế lệch lạc và khơng bền vững, dựa quá nhiều vào khu vực xây dựng và bất động sản. Trong giai đoạn 1997-2007, giá nhà ở Tây Ban Nha đã tăng gấp 3 lần và số lượng nhà mới xây dựng ở nước này chiếm 30% của khu vực EU trong khi GDP Tây Ban Nha chỉ chiếm 10% kinh tế EU. Thâm hụt cán cân vãng lai năm 2007 chiếm 10% GDP cho thấy nền kinh tế Tây Ban Nha đã quá nóng và thiếu tính cạnh trang và người dân nước này đã chi tiêu quá nhiều so với mức mình làm ra.

Mơ hình phát triển khơng bền vững của Tây Ban Nha khiến nước này chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ năm 2008. Kinh tế Tây Ban Nha

tăng trưởng âm liên tục trong giai đoạn 2008-2013 (trừ năm 2011 tăng trưởng dương hơn 1%) và trong giai đoạn này GDP của Tây Ban Nha giảm sút 6% đưa nền kinh tế nước này từ vị trí thứ 8 thế giới năm 2008, xuống thứ 13 năm 2013. Thất nghiệp tăng vọt từ mức 9,6% năm 2007 lên trên 27% năm 2013. Ngân sách chính phủ từ thặng dư chuyển sang thâm hụt trên 7% GDP và nợ công cũng tăng từ mức an toàn 37% GDP (dưới mức trần 60% của EU) lên 93% (dự tính) năm 2014 và đã vượt ngưỡng 1000 tỉ Euro trong tháng 8/2014.

II.2.2 Nguyên nhân gây ra nợ công ở Tây Ban Nha

Nợ công của Tây Ban Nha đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 6 năm, bởi ba lý do chính.

 Thứ nhất, thu ngân sách giảm trong khi chi tiêu công không giảm, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục để đảm bảo những điều kiện tối thiểu của nhà nước phúc lợi dẫn tới thâm hụt ngân sách tăng cao.

 Thứ hai, ngân sách nhà nước và vay chính phủ phải dành một phần khá lớn vào việc trợ giúp các ngân hàng yếu kém khỏi bị sụp đổ do cho vay ồ ạt vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản.

 Thứ ba, chi phí dịch vụ nợ cao do lãi xuất trái phiếu chính phủ tăng vọt vì các tổ chức tín dụng quốc tế lo ngại nền kinh tế Tây Ban Nha sẽ sụp đổ (cuối năm 2012, lãi xuất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm là 7,5% ).

II.2.3 Giải pháp cho vấn đề nợ công ở Tây Ban Nha

Trước tình hình đó, Chính phủ Tây Ban Nha đã thi hành một loạt chính sách nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng và giảm gánh nặng nợ cơng.

Đảm bảo kỷ luật ngân sách

Tháng 5 năm 2012, Chính phủ thơng qua Luật về Ổn định ngân sách theo đó quy định trần chi tiêu cho chính quyền trung ương và địa phương cùng những biện pháp điều chỉnh nếu không đáp ứng được mức trần này. Hàng tháng, Bộ tài chính cũng đăng tải cơng khai chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương trên trang web của mình

để đơng đảo cơng chúng có thể theo dõi, qua đó tạo sức ép phải thực thi các biện pháp hạn chế chi tiêu ngân sách. Đồng thời chính phủ cũng tạm dừng tăng lương cho công chức từ năm 2011 đến nay và mức tăng của quỹ hưu trí cũng giữ ở mức thấp (0,25% năm 2013).

Cải cách thuế

Sau khi đã tăng thuế giá trị gia tăng từ 18% lên 21% năm 2012, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, tháng 6 năm 2014 Chính phủ Tây Ban Nha đã đưa ra một số biện pháp cải cách thuế mà thực chất là giảm thuế thu nhập cho cá nhân và cơng ty nhằm kích thích tiêu dùng trong nước và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân sẽ giảm trung bình 12,5% từ nay đến năm 2016 trong khi thuế doanh nghiệp sẽ giảm từ 30% xuống 25% trong cùng thời gian. Đồng thời Chính phủ tiếp tục triển khai các biện pháp hạn chế chi tiêu công, chống gian lận thuế và cải cách hành chính sâu rộng.

Tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 

Cải cách thị trường lao động theo đó tăng tính linh hoạt cho các cơng ty trong việc thuê mướn nhân công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm số lượng giấy phép cho việc đăng ký kinh doanh, nhất là ở địa phương và cải cách thị trường điện theo hướng giảm chi phí sản xuất và trợ giá điện.

Trong bối cảnh khủng hoảng, nợ công của Tây Ban Nha tăng nhanh tuy nhiên những nhóm giải pháp lớn trên đã đóng một vai trị quan trọng trong việc giữ ổn định kinh tế, xã hội và góp phần vào việc hồi phục kinh tế của nước này. Theo dự báo của Chính phủ Tây Ban Nha thì nợ cơng nước này sẽ tiếp tục tăng lên mức 107% GDP năm 2017 trước khi đi xuống khi đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế được giữ vững. Với lãi xuất trái phiếu chỉnh phủ kỳ hạn 10 năm ở mức rất thấp (2,4% so với 7,5% năm 2012), nợ công ở Tây Ban Nha không phải là một gánh nặng quá lớn cho nền kinh tế

nước này mà ở một mức độ nào đó cịn là cơng cụ để chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế.

II.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ trường hợp của Tây Ban Nha, kết hợp với thực trạng và nguyên nhân nự cơng của Việt Nam, nhóm tác giả xin đề xuất bài học kinh nghiệm quản lý nợ công của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đảm bảo kỷ luật ngân sách và tăng tính minh bạch trong chi tiêu

cơng 

Giống như Tây Ban Nha, Việt Nam nên cơng khai kế hoạch và việc chi tiêu công cho người dân để tăng tính minh bạch, tạo lịng tin trong dân chúng. Đồng thời Chính phủ và Nhà nước cũng sẽ chi tiêu có kế hoạch và hợp lý hơn, hạn chế được bội chi ngân sách.

Thứ hai, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế 

Đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, Chính phủ và Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh mở và năng động để ngày càng nhiều doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Cải cách thị trường lao động theo đó tăng tính linh hoạt cho các cơng ty trong việc thuê mướn nhân công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm số lượng giấy phép cho việc đăng ký kinh doanh, nhất là ở địa phương và cải cách thị trường điện theo hướng giảm chi phí sản xuất và trợ giá điện.

II.3 Vấn đề nợ công của nước của Ấn ĐộII.3.1 Thực trạng nợ công ở Ấn Độ II.3.1 Thực trạng nợ công ở Ấn Độ

Ấn Độ - nền kinh tế lớn đang lên ở châu Á đang đối mặt với tình trạng nợ công nặng nề. Trong khi cuộc khủng hoảng nợ khiến Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm và khủng hoảng nợ châu Âu vẫn đang tiếp tục tác động đến kinh tế tồn cầu, thì tình hình nợ ở cường quốc mới nổi Ấn Độ cũng có nhiều điều đáng lo ngại.

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (năm 2008) đã buộc chính phủ nhiều nước phải chủ động can thiệp thơng qua các gói kích cầu để vực dậy nền kinh tế. Ấn Độ cũng như vậy, gói kích cầu của Ấn Độ vào khoảng 36 tỷ USD (tương đương 3,5% GDP).

Những gói kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đã làm tăng tỷ lệ nợ cơng trung bình thêm 5% ở các nước châu Á. Sự bất ổn của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút một lượng lớn vốn ra khỏi các sàn chứng khoán Ấn Độ, chuyển sang giữ đồng USD, dẫn đến tỷ giá hối đoái của Ấn Độ bị biến động, đồng rupee (đồng tiền của Ấn Độ) giảm giá, xuống tới 57,4 rupee/USD và hiện ở mức xấp xỉ 55 rupee/USD, mất giá 18-20% so với đồng USD kể từ tháng 8- 2011. Đồng rupee mất giá mạnh đã phần nào hạn chế tham vọng quốc tế của Ấn Độ, song Ấn Độ vẫn tăng chi tiêu cho quốc phòng thêm 17% lên tới 41,3 tỷ USD và được đánh giá là quốc gia đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về chi tiêu cho quốc phòng ở châu Á. Chi tiêu quốc phịng tăng cũng góp phần dẫn đến mức nợ cơng gia tăng.

Đồng rupee đột ngột mất giá gây căng thẳng cho dòng tiền mặt của doanh nghiệp và các ngân hàng do phải vật lộn với các khoản nợ bằng đồng USD và do đó, cơ hội tái cơ cấu nợ tồn diện của Ấn Độ suy giảm. Gánh nặng tài chính cũng gia tăng khi Ấn Độ tăng lương cho khu vực cơng và tăng mạnh chi tiêu cho các chương trình xã hội và trợ cấp. Năm 2009, Chính phủ Ấn Độ thực hiện cắt giảm thuế và trợ cấp xuất khẩu để kích thích tăng trưởng khiến nợ cơng tăng nhanh. Nợ cơng của Ấn Độ đã lên đến mức 80% GDP dẫn đến việc huy động vốn của cả khu vực công và tư qua thị trường trái phiếu trở nên khó khăn hơn và lãi suất trái phiếu buộc phải tăng.

Mức nợ trong nước của Chính phủ Ấn Độ đã lên đến 37.700 tỷ rupee (khoảng 829,4 tỷ USD) vào tháng 3-2012, tương đương với 77% GDP. Nợ doanh nghiệp khoảng 30.000 tỷ rupee (khoảng 660 tỷ USD), tương đương với 62% GDP. Theo Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), nợ nước ngoài của Ấn Độ ở mức 305,9 tỷ USD, tương đương 17,3% GDP - gần bằng dự trữ quốc gia 319 tỷ USD (tính đến tháng 7-2012). Năm 2011, nợ nước ngồi tăng 17,2% (khoảng 45 tỷ USD) do hoạt động thương mại, tín dụng mậu dịch ngắn hạn, vay mượn song phương, đa phương tăng mạnh. Hơn 60%

nợ nước ngồi của Ấn Độ bằng USD. Chi phí nợ của Ấn Độ (gồm cả vốn và lãi) đã lên gần 85 tỷ USD trong quý II-2012. Trên thực tế, chính quyền các bang và Chính phủ Ấn Độ đang phải trả tiền lãi nợ vay nhiều hơn so với số tiền chi cho quân đội và một số dịch vụ công như giáo dục và y tế. Thâm hụt ngân sách của Ấn Độ cũng tăng mạnh lên tới 5,9% GDP (3-2012), cao hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4,6% GDP. Sự gia tăng này phát sinh từ việc lương thực tăng giá, chi phí trợ giá nhiên liệu gia tăng. Năm 2011, giá nhiên liệu tăng vọt do ảnh hưởng của giá dầu tăng cao. Giá xăng dầu ở Ấn Độ luôn cao hơn các quốc gia khác khoảng 60%. Nhiều loại thuế đánh vào xăng dầu cao tới 35%, biến Ấn Độ thành nơi “tốn kém nhất” để duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngồi ra, Chính phủ cũng phải chi tiêu nhiều hơn cho các chương trình phúc lợi xã hội ở nơng thơn.

Hiện Ấn Độ bị xếp hạng tín dụng quốc gia BBB - giống như Hy Lạp, và trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) bị đánh tụt hạng BBB cho xếp hạng nợ dài hạn. Xếp hạng nợ công BBB của Ấn Độ đang trên mức không nên đầu tư.

Tổng nợ trong lĩnh vực hàng không Ấn Độ đang tăng cao do giá cả nhiên liệu leo thang. Nợ của ba hãng hàng không lớn của Ấn Độ (Air India, Kingfisher Airlines và Jet Airways) lên tới gần 12,31 tỷ USD vào thời điểm tháng 9-2012.

II.3.2 Nguyên nhân Ấn Độ thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước và các kịch bản nợ công dự báo

 Phần lớn nợ công của Ấn Độ là nợ mang mệnh giá nội địa, với tỷ lệ 6:1 (nợ trong nước so với nợ nước ngoài). Ấn Độ chủ trương thay thế nợ nước ngồi bằng nợ trong nước vì một số ngun nhân:

Thứ nhất, khi giữ tỷ giá cố định với đồng đơla Mỹ, việc đi vay nợ nước ngồi

là một cách để hạn chế chi phí đi vay nhưng khi chuyển sang thả nổi tỷ giá, chính phủ có động lực lớn hơn khi vay nợ trong nước

Thứ hai, việc chuyển sang vay nợ trong nước cũng được thúc đẩy nhờ sự thành

công kinh tế trong nước. Huy động nợ bằng đồng tiền quốc gia giúp vượt qua được những khó khăn khi huy động vốn tại thị trường nước ngoài chủ yếu bằng đồng USD. Do vậy, cơ cấu nợ của Ấn Độ tương đối hợp lý. Đa số nợ với thời hạn từ 5 - 10 năm. Nhờ vậy, Ấn Độ vẫn chưa phải chịu sức ép trả nợ trong những năm gần đây. Nợ công Ấn Độ chủ yếu do thể chế địa phương nắm giữ, chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm. Kinh tế Ấn Độ vẫn có sự phục hồi đáng kể sau khủng hoảng tài chính tồn cầu nhờ hoạt động quản lý nợ cơng tốt của Chính phủ.

 Ba kịch bản nợ cơng Ấn Độ được Bộ Tài chính Ấn Độ dự báo bao gồm:

Kịch bản thứ nhất (trong bối cảnh thực hiện cải cách toàn diện với tốc độ tăng

trưởng GDP là 7,7%). Tỷ lệ nợ cơng Ấn Độ sẽ giảm xuống chỉ cịn 44,0% GDP giai đoạn 2020 - 2021, từ mức 75,9% GDP (năm 2010)

Kịch bản thứ hai (trong bối cảnh không xây dựng được một nền tảng tài chính

vững mạnh). Đây là kịch bản xấu nhất, theo kịch bản này, Ấn Độ không thể thực hiện cải cách tài khóa và do vậy thâm hụt vẫn giữ ở mức 3,8% GDP trong thời gian dài và tỷ lệ nợ công/GDP không cải thiện và vẫn giữ như mức hiện tại (khoảng 70 - 80% GDP)

Kịch bản thứ ba (khơng có đột phá chính sách, nhưng nền tảng tài chính được

xây dựng dần). Theo kịch bản này, Ấn Độ sẽ giảm dần thâm hụt ngân sách xuống còn 1,5% GDP và nợ cơng cũng giảm từ mức 75,9% GDP (2010) xuống cịn 60,4% GDP (2020 -2021).

II.3.3 Giải pháp cho vấn đề nợ công ở Ấn Độ

Mục tiêu chính sách quản lý nợ cơng của Ấn Độ nhằm đáp ứng các yêu cầu về tài chính của Chính phủ trung ương với mức vay thấp nhất trong dài hạn và duy trì tổng trị giá nợ ở giới hạn chấp nhận, trong khi vẫn thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu nội địa.

Để giải quyết áp lực nợ cơng ngày càng tăng, Chính phủ Ấn Độ cam kết cắt giảm 10% (5-2012) mức chi tiêu công nhằm tránh bị hạ mức tín nhiệm nợ cơng, giảm thâm hụt ngân sách, đưa ra mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trung bình 0,6% mỗi năm trong giai đoạn 2012 - 2017 và thực hiện triển khai một số giải pháp cơ bản như sau:

Tái cơ cấu nợ

Một số công ty điện lực Ấn Độ đang phải gánh chịu một khoản nợ ngày càng lớn do số tiền thua lỗ đã tăng gấp 15 lần trong vòng 3 năm qua (2009 - 2012), lên mức 288 tỷ rupee (tương đương 5,2 tỷ USD). Do đó, tái cơ cấu nợ là giải pháp duy nhất để cứu giúp ngành điện lực - ngành có ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế Ấn Độ. Chính phủ đặt kế hoạch tái cơ cấu các khoản nợ có trị giá khoảng 35 tỷ USD của các công ty điện lực. Một nửa trong số các khoản vay ngắn hạn đến từ các công ty điện lực trực thuộc nhà nước - những công ty sản xuất, mua hoặc phân phối điện - sẽ được chuyển sang thành khoản vay của các chính quyền địa phương. Phần cịn lại được gia hạn thêm 3 năm đối với thời gian trả số tiền gốc.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

Ấn Độ đã huy động được 3,5 tỷ USD (năm 2009) bằng cách bán lại từng phần nhiều doanh nghiệp quốc doanh. Mục đích của việc bán tài sản này là nhằm tăng ngân quỹ phục vụ cho các dự án đường xá, trường học và bệnh viện trong bối cảnh nợ công của Ấn Độ đã chồng chất. Việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp quốc doanh sẽ là một cơng cụ quan trọng để giảm bớt những khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỪNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 30)