Tác động của nợ công tới tăngtrưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) những nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định trần nợ công tại việt nam (Trang 41 - 45)

Nợ cơng là vấn đề nóng bỏng khơng chỉ của riêng châu Âu, Mỹ, Nhật Bản mà còn của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bộ tài chính đã cơng bố nợ cơng năm 2016 được tính tốn ở mức trên 2,8 triệu tỷ đồng, tương ứng bằng 63,6% GDP và rất sát với trần nợ cơng cho Chính phủ phê duyệt. Mặc dù chỉ số trên vẫn được xem là trong ngưỡng an tồn nhưng nếu khơng có một chương trình và kế hoạch quản lý nợ cơng hiệu quả, đặc biệt là nợ nước ngồi thì nguy cơ mất kiểm sốt nợ cơng trong tương lai là điều có thể xảy ra.

Xét về mặt tích cực, trong ngắn hạn nợ công được sử dụng như là một công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, cơng trình trọng điểm quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế. Giải pháp tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân.

Tuy nhiên, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến khích luồng vốn từ nước ngồi chảy vào, từ đó làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng quốc gia chậm lại. Nợ cơng tăng cao, vượt q giới hạn an tồn sẽ khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngồi quốc gia.

Cụ thể, ta có thể thấy một số tác động của nợ công tới nền kinh tế như sau:

Thứ nhất, nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến

hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân


22 Nguyễn Văn Phúc, 2013. Nợ công và tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, S. 93 (2013)

Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc này mức tích lũy vốn tư nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng lại sở hữu trái phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín dụng của chính phủ lại tăng lên, từ đó đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể dẫn đến hiện tượng “thoái lui đầu tư” khu vực tư nhân (crowding-out effect).

Ta có thể thấy rõ hiện tượng này ở thị trường tài chính như sau:

Biểu đồ. Tác động của nợ công tới lãi suất

Tại trạng thái cân bằng ban đầu E, lãi suất thị trường là i1 với khối lượng quỹ cho vay là L1. Khi cầu chính phủ tăng lên một lượng ∆DG, đường cầu cho vay của chính phủ dịch chuyển sang phải, dẫn đến điểm cân bằng mới của thị trường là E’ và lãi suất tương ứng tăng lên là i2. Lãi suất tăng lên sẽ làm giảm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, cũng như giảm nhu cầu vay tiêu dùng của hộ gia đình.

Xoay xở với vấn đề thâm hụt ngân sách và nhu cầu chi trả cho các khoản nợ cơng ngày càng tăng cao, thị trường tài chính của các quốc gia Hy lạp, Italy, Tây Ban Nha đang đứng trước những cơn sốt khi lãi suất trái phiếu chính phủ của các quốc gia này liên tục tăng cao và đạt đến mức kỷ lục kể từ khi tham gia vào khu vực đồng tiền chung Euro. Thời điểm tháng 8/2011, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm tăng lên tới 6,45%, tại Italy lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng lên tới 6,18% gần bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp (TPCP kỳ hạn 10 năm với lãi

suất hơn 7,8%) tại thời điểm quốc gia này phải cầu cứu các khoản cứu trợ quốc tế bởi nguy cơ vỡ nợ công.

Thứ hai, nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia

Thu nhập quốc gia (Y) tương đương với tổng sản lượng quốc dân (GDP) theo công thức:

Y = C + S + T = C + I + G + NX = GDP (1)


Trong đó:

Y: thu nhập quốc gia; C: Tiêu dùng tư nhân; S: tiết kiệm tư nhân;

T: thuế trừ đi các khoản thanh toán; I: đầu tư nội địa;

G: Chi tiêu của chính phủ; NX: Xuất khẩu ròng.


Như vậy: S + (T - G) = I + NX (2)

Hay: T - G = I + NX - S (3)


Phương trình (3) chỉ ra rằng, khi ngân sách nhà nước thâm hụt (T – G < 0) tức I + NX < S, như vậy, những khả năng có thể xảy ra là: Tiết kiệm tư nhân (S) tăng, đầu tư nội địa (I) giảm và xuất khẩu rịng (NX) giảm. Khi chính phủ tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt, chúng ta lần lượt xem xét những khả năng này có thể xảy ra và sự tác động của nó đến tiết kiệm quốc gia:

(1) Tiết kiệm tư nhân tăng (S): Trong thực tế, một số nhà kinh tế học lập luận

rằng, tiết kiệm tư nhân sẽ tăng chính xác bằng lượng giảm của tiết kiệm của chính phủ. Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta tạm thời giả định tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn phần tiết kiệm của chính phủ giảm, chính vì vậy mà tiết kiệm quốc gia giảm.


(2) Đầu tư nội địa giảm (I): đầu tư nội địa giảm dẫn đến tổng vốn nội địa giảm.

Lượng vốn ít, lãi suất tăng, chi phí biên của sản phẩm trên mỗi đồng vốn sẽ cao hơn, năng suất lao động sụt giảm, từ đó làm giảm mức lương và thu nhập trung bình dẫn đến giảm tiết kiệm quốc gia.


(3) Xuất khẩu rịng giảm (NX): Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nước

tăng tương ñối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước tăng khiến cho tỷ giá hối đối tăng, làm cho giá của hàng hóa sản xuất trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngồi, từ đó giảm xuất khẩu ròng.


Hậu quả thiên tai đã khiến cho Chính phủ Nhật Bản phải tăng chi ngân sách để tái thiết đất nước. Những khoản chi này sẽ làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ công vốn đã rất cao của Nhật Bản (95.000 tỷ Yên, tương đương 200% GDP năm 2010). Mặc dù là quốc gia có truyền thống tiết kiệm nội địa cao, nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng ngày càng giảm đi: từ mức 10% tổng thu nhập quốc dân năm 1990 xuống 5% vào cuối thập kỷ 90 và chỉ còn trên 2% vào năm 2009. Nhật Bản hồn tồn có thể từ một nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu vốn. Vào thời điểm đó, dịng vốn nước ngồi đổ vào Nhật tăng khiến cho tỷ giá giữa đồng Yên và các đồng tiền khác tăng cao, gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Có đến 40% doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng di dời cơ sở sản xuất ñể tránh tác động của sự tăng giá đồng Yên này, điều này làm cho mạng lưới công nghiệp và sản xuất quốc gia bị tổn hại và đe dọa trực tiếp đến việc làm, thu nhập của người dân.

Thâm hụt ngân sách của Nhật Bản đối mặt với khó khăn trong nỗ lực đưa tỷ lệ thâm hụt ngân sách về 1% GDP trong trung hạn bởi theo số liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản, thâm hụt ngân sách chiếm khoảng 1,7% GDP vào năm 2016, và có xu hướng tăng lên 1,9% vào hết quý I/2019. Nợ công ngày càng tăng cùng tỷ lệ tiết kiệm dân cư có xu hướng giảm sẽ sớm dẫn đến nguy cơ làm cho tiết kiệm quốc dân của Nhật Bản giảm, thậm chí có thể rơi vào trạng thái âm, cản trở tốc ñộ tăng trưởng kinh tế.


Thứ ba, nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát

Lạm phát được tạo ra do hai nguyên nhân chính: Do tổng cầu tăng lên hoặc do chi phí đẩy. Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao.
Khi tăng vay nợ

trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó lãi suất tăng, người nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiêu dùng tư nhân tăng, chi tiêu cơng của

chính phủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).

Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngồi, một dịng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong nước có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị... dẫn tới nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng làm chi phí thanh tốn nợ trở nên đắt đỏ hơn, nếu vượt quá sức chịu đựng của ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) những nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định trần nợ công tại việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)