Trong những năm gần đây nợ công của Việt Nam tăng nhanh, nguyên nhân là khơng kiểm sốt tốt thâm hụt ngân sách, điều này vi phạm nguyên tắc của quản lý nợ cơng đó là nợ cơng trong hiện tại phải được tài trợ bằng thặng dư của ngân sách nhà nước trong tương lai. Để kìm hãm sự gia tăng nợ cơng, chính phủ cần tăng cường cải cách thể chế, thu hút tạo điều kiên thuận lợi cho nguồn vốn đầu tư nước ngồi rót vào trong nước, đi đơi là sự hiệu quả trong đầu tư vì đây chính là điều kiện cơ bản để thặng dư ngân sách nhà nước. Cần xây dựng chiến lược quản lý nợ công tốt trên cơ sở xác lập rõ ràng mức độ an toàn, cấu trúc tài trợ và trả nợ, cùng với đó là đẩy mạnh tái cấu trúc đầu tư công và tái cơ cấu nền kinh tế để nâng cao khả năng hấp thu nợ công cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và tồn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng nhằm bảo đảm tính bền vững của nợ cơng
và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Việc sớm chuẩn bị cho một kế hoạch tài khóa bền vững dài hơi sẽ là rất cần thiết giúp cho nền kinh tế tránh được những cú sốc tài khóa tiêu cực trong tương lai.
Bài viết “Quản lý nợ công của một số nền kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam” số ra ngày 19/11/2017 đã chỉ ra rằng: Bức tranh nợ công hiện nay với những rủi ro đặt ra, cùng với q trình hồn thiện khn khổ pháp luật về quản lý nợ công, Việt Nam cần có các biện pháp hạn chế sự gia tăng nợ cơng thơng qua việc tăng cường kỷ luật tài khóa, giảm dần mức bội chi ngân sách nhà nước theo một lộ trình phù hợp và cam kết đủ mạnh; đồng thời, hình thành các cơ chế để đảm bảo việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay được thực hiện theo một chiến lược thận trọng. Cụ thể, cần tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh những giải pháp đã đề ra trong kế hoạch tái cơ cấu kinh
tế năm 2016-2020 của Quốc hội, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn này ở mức từ 6,5-7%.
Thứ hai, cần cắt giảm bội chi trong trung và dài hạn, bố trí lại cơ cấu chi ngân
sách cho hợp lý, qua đó tăng tỷ lệ chi đầu tư lên 25-26%; đồng thời giảm chi thường xuyên, bố trí trả nợ đúng hạn và cố gắng giảm đảo nợ.
Thứ ba, cắt giảm phần bảo lãnh của Chính phủ và theo dõi chặt chẽ phần vay nợ
của chính quyền địa phương.
Như vậy, bối cảnh phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều đổi khác so với giai đoạn trước đây. Hội nhập đã chuyển sang một giai đoạn mới về chất. Việt Nam đã hoàn thành đàm phán và đi vào thực thi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, vì thế, Việt Nam phải thay đổi căn bản thực lực của mình tận dụng cơ hội trong hội nhập để vươn lên. Nghĩa là Việt Nam phải ráo riết tái cơ cấu kinh tế nhưng là tái cơ cấu theo hướng hội nhập hiện đại, bảo đảm tuân thủ các cam kết hội nhập.
Trong bối cảnh đó, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng tiếp tục được Đảng ta khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII. Ngày 8/11/2016, tại kỳ
họp thứ hai, khóa XIV, Quốc hội đã thơng qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch được đánh giá là bước tiếp tục hồn thiện những cơng việc chưa làm xong trong giai đoạn 2011 - 2016 và là bước triển khai cụ thể Nghị quyết Đại hội Đảng xoay quanh nội dung tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã nêu rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được gồm: Giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP; Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 khơng q 65% GDP; nợ Chính phủ khơng q 54% GDP và nợ nước ngồi của quốc gia không quá 50% GDP; Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN–4); Tỷ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31 - 34% tổng đầu tư xã hội.
Bên cạnh đó, phấn đấu hằng năm có 30-35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4. Đến năm 2020, tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế giảm xuống mức dưới 3%; Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4; Phấn đấu nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu DN; Đến năm 2020, quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.
Ngồi ra, thối tồn bộ vốn nhà nước tại các DN thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư; Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu DN; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nơng nghiệp hoạt động có hiệu quả. Để thực hiện các mục tiêu trên, Quốc hội yêu cầu cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: (i) Tập trung hồn thành cơ cấu lại 3 trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư
cơng, DNNN và các tổ chức tín dụng; (ii) Cơ cấu lại NSNN, khu vực công; (iii) Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngồi; (iv) Hiện đại hóa cơng tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; (v) Hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường.
Nhìn chung, quản lý nợ cơng ln là một bài tốn khó với các nhà hoạch định. Tình hình nợ cơng của các nước trên thế giới cũng đang đưa ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý không chỉ riêng ở Việt Nam.